Mặt Thật
của
NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nguyễn Chí Vịnh
Trung tướng VC

Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng VC

Nguyễn Chí  Nghĩa
"Chuẩn úy" QLVNCH?
 

GÓP Ý CÙNG VĂN THANH
Cũng Du
(Trích từ báo "chui" Chuyện Dài Việt Cộng.)
============

Văn phong của Văn Thanh cho thấy ông rất là kẻ sĩ. Xin được góp ý cùng ông về một vài điểm nho nhỏ trong bài “Việt Cộng Ở Ðâu Ra Mà Lắm Thế?” (VCOÐRMLT) với tất cả tấm lòng mến trọng.

Cuộc chiến Quốc Cộng đã ghi lại nhiều vết hằn trong nhiều gia đình Việt Nam. Có trường hợp anh là nghĩa quân và em là du kích Việt Cộng, cha tập kết và con phục vụ trong hàng ngũ quốc gia… Thế nên chuyện huyết thống của ông Nguyễn hữu Nghĩa không phải là điểm cốt yếu để phê phán hành động của ông ấy. Nhưng bên cạnh đó còn có những mối liên hệ mà chúng ta không thể bỏ qua.

Nguyễn Hữu Nghĩa luôn luôn viện cớ rằng ông không có bổn phận giải thích với bất cứ ai về chuyện riêng của gia đình. Với chiếc khiên này, ông tránh né mọi mũi dùi tấn công ông là Cộng Sản. Dĩ nhiên không ai bận tâm để tìm hiểu đời tư của kẻ khác cho phí thì giờ. Nhưng ở đây, ông Nguyễn Hữu Nghĩa thường tự cho mình là người chống Cộng, nhưng lại đánh phá mọi tổ chức quốc gia chống Cộng khác. Ðồng thời, ông có mối liên hệ huyết thống với những thành phần được chính quyền Cộng Sản ưu đãi, nếu không muốn nói là có chức phận trong chế độ Cộng Sản, thế nên người quốc gia cần dè dặt để khỏi bị lèo lái vào con đường chia rẽ.

Như đã thấy, Nguyễn Hữu Nghĩa cố tình không đề cập đến những liên hệ huyết thống, chắc chắn có ảnh hưởng tới công cuộc “chống Cộng” của ông. Trong 
Bạch thư, ông chỉ nói thoáng qua về con của ông trong nước, chứ ông không nói rõ chức phận, nghề nghiệp cũng như những liên lạc giữa ông và các con như thế nào. Ông hoàn toan lờ đi những tố cáo về liên hệ huyết thống giữa người vợ trước với Dương Minh Châu. Ðọc Bạch thư của Nguyễn Hữu Nghĩa, người khách quan đều thấy ngay cách viết tránh né sự thật.

Hôm nay người viết nêu lên vấn đề này để mọi người cùng tỏ tường. Ðúng như Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết, Nguyễn Hữu Nghĩa có hai người con ở Việt Nam, một là kỷ sư, một là giáo sư. Một trong hai người con này có xuất ngoại sang Phi Châu. Hằng năm, ông thường có nhận thơ của hai người con ở quê nhà. Nhưng gần đây, theo ông, các con ông bị chính quyền theo dõi sự liên hệ này.

Sự gắn bó giữa các thế hệ trong truyền thống gia đình là điều hãnh diện của người Việt Nam. Nhưng trong trường hợp của Nguyễn Hữu Nghĩa, chúng ta thử đặt một câu hỏi. Mọi người đều biết, chính quyền Cộng Sản Việt Nam chiếu cố đặc biệt đối với con em của những gia đình thuộc "ngụy quân, ngụy quyền". Muốn vào đại học ở Việt Nam, học sinh nào dù giỏi đến đâu mà hồ sơ lý lịch có liên hệ đến chính quyền cũ thì cảm phiền, hãy về làm đơn đi vùng kinh tế mới! Ðây là một sự thật, rất nhiều người trong chúng ta là nạn nhân của chính sách này.

Thế thì con của “chuẩn úy Nguyễn Hữu Nghĩa” thuộc thành phần nào mà được trở thành kỷ sư và giáo sư, lại còn được xuất ngoại ? Trước câu hỏi này, chúng ta có thể đoán được câu trả lời của Nguyễn Hữu Nghĩa, đại loại như sau : "Khai sanh của các con tôi ghi là không cha”. Câu trả lời này sẽ được những người có tâm hồn như ông Văn Thanh chấp nhận dễ dàng nhưng với những người không bị tình cảm riêng tư chi phối, đó là một ngụy biện rất trái tai.

Những ai có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ lý lịch dưới chế độ Cộng Sản, mong rằng ông Văn Thanh ở trong trường hợp này, đều phải khổ đau cố moi trong đầu cho ra họ hàng ba đời bên cha, mẹ, cậu, mợ, dì và tất cả ba đời của người phối ngẫu; không biết cũng phải moi ra cho biết, không có cũng phải moi ra cho có. Ðừng tưởng rằng chỉ trả lời đơn giản như Nguyễn Hữu Nghĩa: "giấy khai sanh tôi ghi cha vô danh”, thế là yên! Chính quyền Việt Cộng sẽ hỏi tiếp, anh bảo là không biết cha anh là ai, tại sao anh lại biết quê nội anh ở Thừa Thiên? Thừa Thiên thì ở quận, huyện, xã, ấp …nào? Xã trưởng tên gì…?

Ông Văn Thanh tự hỏi xem, có thể nào những chuyên viên có chức phận và được tin cậy lại có thể liên hệ thường xuyên với cha ruột của mình là một chiến sĩ chống Cộng lừng danh ở hải ngoại, như Nguyễn Hữu Nghĩa? Ông thừa biết rằng những người được xuất ngoại là những đảng viên, hoặc những thành phần rất được tín cẩn. Kỳ dư là những xuất cảng nô lệ lao động, những cựu tù nhân chính trị được tống xuất ra nước ngoài do áp lực chính trị. Chắc chắn ông kỷ sư con của Nguyễn Hữu Nghĩa không nằm trong thành phần kỳ dư kể trên.

Trong bài VCOÐRMLT, ông không đồng ý với những người chỉ nghe người khác nói rồi kết luận Nguyễn Hữu Nghĩa là Việt Cộng. Ở cương vị một kẻ sĩ, lấy dạ quân tử để hành xử, ông đúng là mẫu người lý tưởng của xã hội Khổng Mạnh.

Nay, ông cũng chỉ nghe ông Nguyễn Nhật Tân nói rằng ông ấy không có nói về lý lịch của Nguyễn Hữu Nghĩa, ông cũng chỉ nghe Nguyên Hương chối là không có thổ lộ lý lịch của chồng, ông lại chấp nhận khá dễ dàng. Có phải ông đã tin vào những điều ông chỉ nghe nói? Lấy gì bảo đảm răèng lời nói của Nguyễn Nhật Tân là chân thật khi ông ấy vừa là cựu trung tá quân đội VNCH, vừa là nhạc gia của Nguyễn Hữu Nghĩa, người chiến sĩ chống Cộng số 1 ở hải ngoại, lại về Việt Nam du lịch một cách thoải mái ? Lấy gì bảo đảm rằng lời nói của Nguyên Hương là không xảo ngôn khi hầu hết những người biết bà ấy đều có cùng một nhận xét là bà ấy thuộc loại chanh chua còn hơn cả bạn hàng tôm hàng cá?

Có khi nào người cán bộ Cộng Sản trà trộn trong hàng ngũ quốc gia để phá hoại, gây chia rẽ lại vỗ ngực xưng tên mình là Cộng Sản? Rất nhiều người trong chính quyền cũ chỉ vì tin Vũ ngọc Nhạ nói, tin Huỳnh văn Trọng nói,(dĩ nhiên họ không bao giờ vổ ngực xưng mình là Cộng Sản) cho nên chỉ trong chớp mắt, Việt Cộng xuất hiện đầy cả Saigon. Ông Văn Thanh có thừa trình độ để biết rằng, nơi trận tuyến, người chiến sĩ chỉ căn cứ vào tin tình báo, dựa vào hành động của đối thủ để giải đoán mà đề ra phương sách đối phó. Nếu chỉ chờ khi Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh văn Trọng, Nguyễn hữu Nghĩa trưng bày thẻ đảng viên rồi mới nhìn nhận họ là Cộng Sản thì lúc đó Văn Thanh đã khăn gói đi trình diện học tập “mười ngày” rồi. Ðó là câu trả lời cho bài “VCOÐMRLT”.

Báo Trăm Con chủ trương giao lưu văn hóa thì Nguyễn Hữu Nghĩa làm ồn ào chống đối, trong khi đó báo Làng Văn và Văn Xã được Cộng Sản tiếp tay phổ biến, Nguyễn Hữu Nghĩa ngụy biện là “chuyển lửa”, thế mà có người lại tin một cách ngây ngô! Tôi không nghĩ ông Văn Thanh là người sáng suốt và lý luận rất logic lại tin như vậy.

Tạm thời xin ông Văn Thanh đặt mình ở cương vị của một người chưa hề quen biết và có cảm tình với cậu bé mồ côi Nguyễn Hữu Nghĩa, chắc ông sẽ đồng ý rằng con của những cán bộ tập kết thường là có giấy khai sinh không cha và đó là chiến lược do Cộng Sản chỉ đạo. Nếu là người có kinh nghiệm đau thương với Cộng Sản, và nếu bản thân ông không là Cộng Sản, chắc ông cũng thừa biết rằng Cộng Sản chủ trương thà giết lầm hơn là tha lầm. Thế nên, đôi điều vừa nêu, đáng để cho ông Văn Thanh suy gẩm, để biết đâu ông lại phải một phen “toát mồ hôi đầm đìa” ?

Bài viết chỉ có tính cách góp ý chứ không phải để tranh luận, xin ông Văn Thanh cố tránh cho tôi việc này. Khi viết bài này, tôi không có ý tự đặt mình ở vị trí đối lập, tranh hơn thiệt với ai. Tôi hoàn toàn không ủng hộ hay bênh vực Tô văn Lai, Nguyễn Ngọc Ngạn hay Nguyên Hương & Nguyễn Hữu Nghĩa. Tôi chỉ là một kẻ chứng kiến tình đời thế thái, cảm thương một dân tộc, trong đó có tôi, đang quằn quại dưới những biến chuyển không tránh khỏi của dòng lịch sử. 
 

Toronto, ngày 16 thang 5 năm 1998
Kính
Cũng Du

(Trở lại trang chính)