Mặt Thật
của
NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nguyễn Chí Vịnh
Trung tướng VC

Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng VC

Nguyễn Chí  Nghĩa
"Chuẩn úy" QLVNCH?
 

Một lần cho xong
Nguyễn Ngọc Ngạn
=======

From: Le Minh Ngoc <leminhngoc99@yahoo.com>
Date: Wed, 13 Jul 2005 10:06:26 -0700 (PDT)

Xin kính mời ông Tôn Thất Sơn và quí vị đọc thêm một bài viết nữa của NNN để thấy Làng văn Nguyễn Hữu Nghĩa đã nham hiểm và quỷ quyệt cỡ nào đối với đồng bào tị nạn CSVN:

Ðầu tháng 12 năm 1997, khi nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho phổ biến bài viết Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi, thì bà Nguyên Hương, người vợ hiện tại của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, trong "khoảnh khắc của sự thật" đã tâm sự với một người bạn trong văn giới tại Hoa-kỳ rằng: "Ðã tới lúc tôi phải công bố lý lịch thật của ông Nghĩa nhà tôi!" Ðồng thời, theo đề nghị của văn hữu đó, bà Nguyên Hương cũng đã thoả thuận ngồi vào bàn hoà giải qua trung gian một số thân hữu tại Hoa-kỳ cũng như Canada.

Lẽ ra bà Nguyên Hương đã sáng suốt mà thực hiện hai ý định ấy để câu chuyện không bị đẩy đi quá xa như hôm nay. Nhưng phe nhóm của bà, những người biết mình đã lỡ trớn nhưng không đủ can đảm đối diện sự thật, đã ngăn cản bà thực hiện hai ý định ấy, viø những lý do ích kỷ riêng tư của họ. Họ không nghĩ đến cộng đồng, không nghĩ đến công đạo và thậm chí cũng chẳng nghĩ đến ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa, mà dường như chỉ cổ võ tranh chấp để vỗ tay reo hò. Họ ùa vào viết bài đả kích nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, họ phang bừa rằng ông Ngạn "bịa đặt tiểu sử của Nguyễn Hữu Nghĩa trước 1975 rồi gán vào miệng bà Nguyên Hương"! Ðứng đầu số người ấy là cựu luật sư Nguyễn Văn Chức ở Houston, Texas. Chẳng hiểu tại sao ông Chức lại mất hết tự chủ mà nghe theo lời Nguyễn Hữu Nghĩa & Nguyên Hương, viết bài lớn tiếng ca ngợi Nguyễn Hữu Nghĩa, mặc dù không biết gì nhiều về Nguyễn Hữu Nghĩa, đồng thời ông Chức kết án Nguyễn Ngọc Ngạn nặng tội hơn đặc công Nguyễn Văn Trỗi!

Bài viết của ông Nguyễn Văn Chức có thể đã làm bà Nguyên Hương lên tinh thần, nên bà đã in lại, gửi đi khắp nơi và từ đó bà Nguyên Hương bỏ hẳn ý định tiết lộ lý lịch thật của Nguyễn Hữu Nghĩa cũng như dự tính hoà giải với Nguyễn Ngọc Ngạn và tạp chí Tự Do. Một mặt, bà khai thác khía cạnh "Nguyễn Ngọc Ngạn đem đời tư của tôi ra kể" nhằm đánh lạc hướng, làm cho độc giả quên đi cái điểm mấu chốt là mối "liên hệ huyết thống với tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh". Mặt khác, bà Nguyên Hương đưa Nguyễn Ngọc Ngạn và Tự Do ra toà, mặc dù bà biết trước rằng chọn con đường ấy, vợ chồng bà và tờ Làng Văn sẽ phải "xuất huyết" tiền bạc, phải cầu cứu bá tánh như hôm nay! Nguyễn Hữu Nghĩa & Nguyên Hương đưa Nguyễn Ngọc Ngạn và Tự Do ra toà chỉ nhằm mục đích tri hô lên với thiên hạ rằng Nguyễn Ngọc Ngạn bịa đặt, rằng Nguyên Hương không hề kể những chi tiết về tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa, rằng Nguyên Hương không hề nói Nguyễn Hữu Nghĩa là con tướng VC Nguyễn Chí Thanh!

Nhìn bề mặt, cuộc tranh cãi đôi bên rõ ràng là chênh lệch về lực lượng. Nguyễn Hữu Nghĩa có cả một nhóm văn hữu ở xa ùa vào viết bài phụ họa, có cả một hệ thống báo chí ngoại vi và Internet hỗ trợ, trong khi Nguyễn Ngọc Ngạn và Tự Do chỉ có số độc giả thầm lặng giúp đỡ. Nhưng Tự Do tin tưởng ngay từ đầu rằng miønh có lẽ phải, nên sớm muộn gì cũng có ngày sự thật được phơi bày trước ánh sáng. Tự Do chỉ không ngờ rằng, cái ngày ấy, cái thời điểm mà trong tiếng Anh gọi là "the moment of truth" (khoảnh khắc của sự thật) đó lại đến sớm hơn người ta phỏng đoán. Ngày đó là ngày 18 tháng 5 năm 1998, Nguyễn Hữu Nghĩa phổ biến "Thư ngỏ gửi Hải Triều" , xác nhận mình "có liên hệ huyết thống với một tướng Việt cộng (đã chết)" (nguyên văn đoạn kết lá thư của Nguyễn Hữu Nghĩa viết cho Hải Triều ngày 18.5.98)

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa thú nhận mình "có liên hệ với một tướng Việt cộng đã chết". Ai cũng hiểu, tướng đó là Nguyễn Chí Thanh!

Thú nhận đó khiến người ta tự hỏi: Tại sao bao nhiêu năm nay Nguyễn Hữu Nghĩa đã che giấu, thậm chí đã ép cha vợ mình là nhà văn Nguyễn Nhật Tân phải cải chính giùm, bây giờ bỗng dưng Nguyễn Hữu Nghĩa vén lên bức màn bí mật?

Nhiều giả thuyết đang được đặt ra chung quanh vấn đề này. Riêng Tự Do, những người bạn cũ của Làng Văn, luôn luôn chủ trương rằng Nguyễn Hữu Nghĩa nên khai ra hết sự thật, tất cả mọi chi tiết, để thiên hạ khỏi phải nghi ngờ thêm nữa.

Ðứa con không bao giờ nên chối cha, nhất là khi cha mình đã nằm xuống, nghĩa tử là nghĩa tận. Con phủ nhận cha là phản đạo lý của con người. Một kẻ đã dám chối bỏ ngay cả cha ruột của mình thì huống gì cư xử với những người hợp tác giai đoạn, không biết lúc nào người hợp tác sẽ bị đạp ra đường! Hai người con trai của ông Nguyễn Hữu Nghĩa hiện đang sống trong nước với mẹ là bà Dương Thị Phượng, cháu của Dương Minh Châu. Nếu vì hoàn cảnh cuộc sống, hai con ông Nguyễn Hữu Nghĩa trở thành cán bộ hay đảng viên, thì ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đâu có muốn các con ông lên tiếng chối bỏ ông là cha của chúng! Ngược lại, biết đâu chính hai người con trai đã trưởng thành ấy lại chẳng đang oán trách ông vì ông chối bỏ ông nội của chúng!

Thứ đến, dù ông Nguyễn Hữu Nghĩa có muốn chối bỏ, không nhận tướng Nguyễn Chí Thanh là cha mình, thì sự thật cũng vẫn lộ ra dần dần, bởi sự quanh co tiền hậu bất nhất, nói trước quên sau của chính Nguyễn Hữu Nghĩa.

Tự Do xin mở một dấu ngoặc ở đây để thưa với quí độc giả rằng: Nếu ông Bill Clinton không phải là Tổng thống Hoa-kỳ, thì việc ông dan díu với nữ nhân viên của ông sẽ chỉ được xem là chuyện đời tư không cần bàn đến. Nhưng vì ông là nhà lãnh đạo, nên báo chí phải mổ xẻ vì vấn đề lợi ích công cộng (public interest).

Nếu Nguyễn Hữu Nghĩa không phải là người có ảnh hưởng lớn trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cánh Sơn Tùng, nếu không phải là chủ bút tạp chí Làng Văn, nếu không phải là chủ tịch Văn Bút Ontario, nếu không phải là cựu trưởng phong trào Hưng Ca và nhất là không chủ động xen vào các sinh hoạt tại hải ngoại, thì câu chuyện quá khứ của Nguyễn Hữu Nghĩa chắc cũng chẳng có bao nhiêu người quan tâm đến! Nhưng đàng này, Nguyễn Hữu Nghĩa nhiều thủ đoạn quá, khiến người ta phải nghi ngờ ông. Tuy nhiên, cũng còn may là Nguyễn Hữu Nghĩa bộp chộp, cho nên những thủ đoạn của ông không che đậy được lâu! Bạch Thư của Nguyễn Hữu Nghĩa là một thí dụ điển hiønh!

Thật lòng mà nói, khi cầm tập Bạch Thư Nguyễn Hữu Nghĩa, toà soạn Tự Do cứ yên trí rằng đã đến lúc bà Nguyên Hương "công bố lý lịch thật của ông Nghĩa nhà tôi!", như bà đã tuyên bố hồi đầu tháng 12 năm 1997. Bởi viø "Bạch Thư" thường được hiểu là một tài liệu để nói trắng ra, nói toạc, nói hết mọi điều thầm kín. Nhưng "Bạch Thư của Nguyễn Hữu Nghĩa" thì chưa nói "toạc" nghĩa là chưa "bạch" hẳn, chỉ mới hé lộ để độc giả tự kết luận. May mà việc kết luận ấy cũng không khó lắm, nhờ Nguyễn Hữu Nghĩa nói trước quên sau! Tự Do xin dẫn chứng vài thí dụ:

* Ở trang 2, dưới tiểu tựa "Nguyễn Hữu Nghĩa là ai?", độc giả thấy chính Nguyễn Hữu Nghĩa viết về mình như sau:

"Vấn đề huyết thống của tôi cho đến bây giờ, đối với chính tôi, hãy còn là một nghi vấn. Tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ và không có anh chị em. Giấy khai sinh của tôi không có tên cha. Mẹ tôi mất từ lúc tôi mới được 7 tháng, bà ngoại là người nuôi dạy tôi cho tới ngày khôn lớn".

Ðoạn văn trên có thể được tóm gọn trong một ý chính: Nguyễn Hữu Nghĩa không biết cha mẹ miønh là ai!

Mồ côi từ lúc 7 tháng, không biết cha mẹ mình là ai, điều đó là lẽ thường, chẳng ai bắt bẻ. Nhưng khổ nỗi 10 năm trước, khi in cuốn thơ "Cỏ Biếc" năm 1987, Nguyễn Hữu Nghĩa lại viết ngay ở bìa sau:

"Cung Vũ,
quê ngoại: Nam Ðịnh
quê nội: Thừa Thiên".

Không biết cha mẹ mình là ai, sao lại biết quê cha ở Thừa Thiên và quê mẹ ở Nam Ðịnh?

Hai chi tiết này còn được Nguyễn Hữu Nghĩa lặp lại một lần nữa ở bìa sau cuốn "Ký" do chính Làng Văn xuất bản năm 1988:

"Nguyễn Hữu Nghĩa,
Quê nội: Thừa Thiên
Quê ngoại: Nam Ðịnh
Lớn lên ở Tây Ninh".

Như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã viết trong bài Kết Thúc Một Chặng Ðường, cho dù ông Nguyễn Hữu Nghĩa không ghi các chi tiết này thì người ta vẫn có thể nêu ra một thắc mắc chính đáng rằng: Bà ngoại nuôi đứa cháu từ lúc 7 tháng cho đến khi cháu 33 tuổi, bà mới mất. Chẳng lẽ suốt thời gian ấy, bà không nói cho đứa cháu biết cha cháu là ai để thắp nén nhang tưởng nhớ? Ở xã hội Việt-nam gần 50 năm trước, lại thêm trong một tỉnh nhỏ, chẳng lẽ bà không biết ai đã lấy con gái bà để sinh ra đứa cháu tên là Nguyễn Hữu Nghĩa? Làm gì có chuyện bà không biết! Tướng Nguyễn Chí Thanh quê ở Thừa Thiên, từng làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, sau này ra Bắc đặc trách nông dân và thanh niên, là một trong 2 đại tướng đầu tiên của Việt-cộng (Người kia là Võ Nguyên Giáp). Nguyễn Chí Thanh cũng được phong là "hổ tướng", thay mặt Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị vào dự lễ thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tháng 12 năm 1960, để phát động cuộc xâm lăng miền Nam. Chính viø vậy, ông ta có bí danh là anh "Sáu Trường Sơn". Báo Việt-cộng loan tin Nguyễn Chí Thanh mất đột ngột năm 1967 tại Hà Nội. Nhưng ở miền Nam lúc đó, có tin ông ta chết vì bom B52 tại chiến trường miền Nam.

Khi Nguyễn Hữu Nghĩa viết tiểu sử, ghi "quê cha Thừa Thiên", tức là tiết lộ một chi tiết quan trọng. Có thể sẽ có người bảo rằng: Thừa Thiên thì thiếu gì người, đâu phải chỉ một mình Nguyễn Chí Thanh? Ðúng là thiếu gì người, nhưng chẳng thà Nguyễn Hữu Nghĩa đừng nói gì cả, chỉ ghi "cha vô danh" cho xong thôi. Ðàng này, Nguyễn Hữu Nghĩa lại xác quyết rằng không biết cha mẹ mình là ai! Cho nên mới bị thiên hạ hỏi ngược lại rằng: Ông không biết cha mẹ ông là ai, sao lại biết quê cha quê mẹ là Thừa Thiên và Nam Ðịnh?

Thật ra thì Nguyễn Hữu Nghĩa chẳng những biết rõ mà còn biết rất sớm về gốc gác của mình! Ðiều này có thể tìm thấy trong bài thơ mang tính cách hồi ký có tựa đề là "Giấc Mơ Nửa Ðời", trong tập thơ "Cỏ Biếc" xuất bản năm 1987 như sau:

"Lúc lên hai, ta không tìm thấy mẹ
ngóng lên rừng càng hun hút bóng cha".

Hai câu này nói về giai đoạn Nguyễn Hữu Nghĩa còn bé, sống bên cạnh bà ngoại. Nhưng điểm đặc biệt là ngay từ tuổi mới lên 2, Nguyễn Hữu Nghĩa đã được bà ngoại cho biết là cha cháu ở trong rừng, để Nguyễn Hữu Nghĩa "ngóng lên rừng càng hun hút bóng cha".

Ngay sau câu thơ trên, Nguyễn Hữu Nghĩa viết thêm:

"Tròn ba tuổi có người phương xa tới
xoa đầu ta, khen giống bố làm sao."

Cái người từ phương xa tới thăm cậu bé Nguyễn Hữu Nghĩa lúc đó, chắc chắn phải là một người rất gần gũi bên cạnh Nguyễn Chí Thanh, cho nên vừa thấy Nguyễn Hữu Nghĩa đã nhận ra ngay là cha con giống nhau như đúc!

Ba tuổi, Nguyễn Hữu Nghĩa đã biết mình giống bố. Như vậy, tất nhiên Nguyễn Hữu Nghĩa phải biết bố mình là người nào chứ! Không ai có thể nói một câu vô nghĩa rằng: "Tôi giống cha tôi lắm, mặc dù tôi không biết cha tôi là ai".

Cũng trong bài thơ "Giấc Mơ Nửa Ðời" nói trên, Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết thêm một chi tiết nữa:

"Năm hăm bốn, tự gọt đầu, chuẩn úy
súng trong tay giữ lấy đất gian nan".

Nguyễn Hữu Nghĩa ra trường Thủ Ðức, đeo lon chuẩn úy năm 1974, lúc đó Nguyễn Hữu Nghĩa 24 tuổi. Như vậy năm sinh đích thực của Nguyễn Hữu Nghĩa là năm 1950, đúng như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn viết trong bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi. Nhưng trên giấy tờ hiện nay của Nguyễn Hữu Nghĩa thì ghi là sinh năm 1952.

Nguyễn Hữu Nghĩa sinh năm 1950, thiø năm Mậu Thân 1968, Nguyễn Hữu Nghĩa được 18 tuổi và vào rừng mấy tháng, theo như câu thơ sau đây của bài thơ dẫn trên:

"Năm mười tám ta cạo đầu lên núi
tìm hang sâu diện bích một trăm ngày".

Nói tóm lại, khi viết tiểu sử của mình trong Bạch Thư phổ biến năm nay 1998, Nguyễn Hữu Nghĩa đã quên rằng có nhiều chi tiết về đời mình đã được chính mình công bố trong bài thơ mang tính cách hồi ký "Giấc Mơ Nửa Ðời" in từ năm 1987, mà có lẽ Nguyễn Hữu Nghĩa chủ quan tin rằng ít ai đọc được hoặc đã đọc mà không để ý. Viø tin như vậy nên Nguyễn Hữu Nghĩa mới viết trong Bạch Thư những chi tiết về tiểu sử trái ngược với những chi tiết trong tập thơ "Cỏ Biếc".

* Chưa hết! Bản tiểu sử của Nguyễn Hữu Nghĩa do chính Nguyễn Hữu Nghĩa viết trong Bạch Thư còn nhiều chi tiết bất thường khác, chẳng hạn như:

"Tôi sinh năm 1952, học Trung học Tây Ninh từ 1963-1971", sau đó "học "Sư phạm Tây Ninh từ 1971-1973, tốt nghiệp nhưng không đi dạy mà nhập ngũ khoá 9/73 Thủ Ðức, thành chuẩn úy năm 1974." (Bạch Thư, trang 2)

- Chi tiết mơ hồ đầu tiên là Nguyễn Hữu Nghĩa tốt nghiệp Sư phạm nhưng không đi dạy học.

Khi viết điều này, Nguyễn Hữu Nghĩa quên mất rằng mình đã ghi ở bìa sau cuốn "Mục Kiền Liên" (Làng Văn in năm 1986) là trước 1975 có đi dạy học. Nhất là, ở bìa sau cuốn Ký, Nguyễn Hữu Nghĩa nhắc lại rõ hơn: "Trước 1975 dạy học, Trung học Hàn Thuyên Tây Ninh."

Dạy học hay không dạy học, thật ra chẳng có gì quan trọng. Nhưng Tự Do muốn trích dẫn để cho thấy rõ cái quanh co, tiền hậu bất nhất của Nguyễn Hữu Nghĩa. Ðiều mà độc giả có thể đặt ra ở đây là: Xét một cách thực tế, trước năm 1975, thanh niên đến tuổi nhập ngũ, ai mà chẳng mong có một ngành nghề chÍnh thức để được biệt phái sau khi nhập ngũ. Qui chế động viên của Bộ Quốc Phòng thời ấy, cho phép giáo viên các cấp, chỉ cần thụ huấn quân sự rồi trở về nhiệm sở cũ. Hoặc có những đợt dễ dãi hơn, được động viên tại chỗ, khỏi cần trình diện thụ huấn sĩ quan. Hiếm thấy có người nào đã tốt nghiệp Sư phạm, thành công chức của bộ Giáo Dục mà lại từ chối hành nghề dạy học để tình nguyện nhập ngũ đi tác chiến địa phương quân như Nguyễn Hữu Nghĩa! Dĩ nhiên cũng có những trường hợp thanh niên thích nhập ngũ vì yêu chuộng một quân chủng, binh chủng nào đó, chẳng hạn như Không quân, Hải quân, Võ Bị Ðà Lạt... Nhưng bình thường thì chẳng có mấy ai là công chức mà tình nguyện bỏ nghề để đi lính Ðịa phương quân!

- Ðây cũng là lần đầu tiên Nguyễn Hữu Nghĩa nhắc đến việc ông học trường Sư phạm Tây Ninh, mặc dù Tự Do không biết ở Tây Ninh có trường Sư phạm hay không? Có lẽ ông nói đến chi tiết này chỉ để ngầm giải thích tại sao ông đậu Tú tài năm 1971 mà mãi đến 1973 mới phải nhập ngũ. Khoảng thời gian 2 năm đó, ông làm gì và ở đâu? Luật động viên thời đó rất rõ ràng: Chỉ có mấy lý do để hoãn dịch: Vì sức khoẻ, vì gia cảnh, vì công vụ, vì tôn giáo, hay vì học vấn (mỗi năm phải đậu một chứng chỉ Ðại học). Lẽ ra Nguyễn Hữu Nghĩa nên nói rõ mình hoãn dịch vì lý do gì, trừ trường hợp cụ thể là ông đậu mỗi năm một chứng chỉ Ðại học.

* Bên cạnh đó, còn có thêm một số chi tiết khác trong Bạch Thư được Nguyễn Hữu Nghĩa tiết lộ lần đầu tiên, tuy cách giải thích rất gượng gạo và rất khó kiểm chứng. Chẳng hạn như:

- Bài thơ của Nguyễn Hữu Nghĩa đăng trên báo Khởi Hành trước khi Nguyễn Hữu Nghĩa giả chết, có hai chữ "sao vàng" mà ông đã im lặng mấy chục năm nay, đến bây giờ mới tiøm ra lời lẽ để phân bua. Bài thơ đó như sau:

"Sài gòn ơi, ta về đây!
Trong buổi chiều, mưa hững hờ lành lạnh
Ta về đây với lá sao vàng rơi trên đầu tóc
Âm thầm, như tiếng gió trêu ta"

(tạp chí Khởi Hành, phát hành ngày thứ năm, 15.10.1970)

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa bảo đó là cây sao có lá vàng trên đường Sương Nguyệt Ánh! Những độc giả từng ở lại miền Nam sau năm 1975 đều cảm thấy cái câu "Sài-gòn ơi! ta về đây!" nghe quen quen, bởi bài hát "Tiến về Sài-gòn, ta quét sạch giặc thù!" cứ được lặp đi lặp lại hàng ngày trên đài phát thanh Giải phóng!

- Về bản tin Nguyễn Hữu Nghĩa tự sát, đã 20 năm qua, bây giờ mới được Nguyễn Hữu Nghĩa giải thích như sau:

"Năm 1970, một người bạn nghịch phá, tung tin tôi chết ở Biønh Long và chôn tại Tây Ninh. Báo Khởi Hành của Viên Linh làm tin, đang thơ, làm phiền tôi và bao nhiêu người khác cho đến bây giờ." (Bạch Thư, trang 3)

Năm 1970, Nguyễn Hữu Nghĩa 18 tuổi (tính theo năm sinh Nguyễn Hữu Nghĩa khai trên giấy tờ). Bạn của Nguyễn Hữu Nghĩa dù "mình đồng da sắt" cũng không dám đùa cợt với một tờ báo của Quân Ðội mà chủ nhiệm là một Ðại tá. Huống chi, theo truyền thống người Việt, không ai đem chuyện chết chóc ra đùa cợt người khác vì ai cũng ngại rủi ro, xui xẻo!

Nhưng rõ ràng nhất là qua bản tin ấy, tạp chí Khởi Hành số 75, ngày 15.10.1970 đã tường thuật việc giả chết của Nguyễn Hữu Nghĩa như một âm mưu có thông báo trước để cố ý nhờ tờ báo quân đội phổ biến. Viên Linh viết rõ những chi tiết như sau:

Ngày 22 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Hữu Nghĩa đem tới toà soạn một lá thư của chính Nguyễn Hữu Nghĩa, báo trước sẽ tự tử.

Ngày 29 tháng 9 năm 1970, Khởi Hành nhận được thiệp báo tang chính thức do bà H.T.S. ký tên (bà này gọi Nguyễn Hữu Nghĩa bằng cháu), nói rõ Nguyễn Hữu Nghĩa chết ngày 25 tháng 9 tại Bình Long và hai hôm sau an táng tại Tây Ninh.

Không có thằng bạn nào dám đùa nghịch kiểu này, bỏ tiền in thiệp báo tang gửi cho báo chí. Huống chi, trước khi báo tang, chính Nguyễn Hữu Nghĩa đã viết thư báo trước với Viên Linh là sẽ tự tử, chứ có "thằng bạn" nào xen vào chuyện này. Bởi vậy, Nguyễn Hữu Nghĩa càng giải thích, càng để lộ sự thiếu ngay thẳng và chỉ tạo thêm nghi vấn cho độc giả mà thôi!

Rất may là hình như Nguyễn Hữu Nghĩa cũng nhận ra là chối quanh không ổn, hoặc vì các đứa con của Nguyễn Hữu Nghĩa trong nước đã trưởng thành, phản đối việc Nguyễn Hữu Nghĩa phủ nhận ông nội chúng, cho nên chỉ hơn 10 ngày sau khi phổ biến tập Bạch Thư mập mờ đó, Nguyễn Hữu Nghĩa đành viết thêm một lá thư ngắn gửi cho Hải Triều, trong đó xác nhận "có liên hệ huyết thống với một tướng Việt-cộng (đã chết)". Lá thư ngắn này mới đích thực đáng coi là "Bạch Thư Nguyễn Hữu Nghĩa", không còn chối bỏ cha mình nữa!

Tựu trung thì những nét chính về tiểu sử Nguyễn Hữu Nghĩa do chính Nguyễn Hữu Nghĩa viết trong Bạch Thư cũng giống như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã kể lại trong bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi. Giờ này, khi Nguyễn Hữu Nghĩa thú nhận mình là con đại tướng Việt-cộng, thì những người vì chủ quan, vì nông nổi hoặc vì vô tình đứng vào tập đoàn Nguyễn Chí Thanh từ mấy tháng nay, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Chức, chắc hẳn bắt đầu hiểu ra rằng Nguyễn Ngọc Ngạn không bịa ra câu chuyện về Nguyễn Hữu Nghĩa rồi gán cho bà Nguyên Hương. Những chi tiết bí mật ấy, nếu ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa không kể thì làm sao Nguyễn Ngọc Ngạn biết được, khi Nguyễn Ngọc Ngạn là người lạ, không phải bà con họ hàng gì của Nguyễn Hữu Nghĩa & Nguyên Hương! Quí độc giả cứ xem lại bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi và đối chiếu với Bạch Thư Nguyễn Hữu Nghĩa, xem có khác nhau gì không?

So về mặt dữ kiện thì không khác. Cái khác duy nhất chỉ là cách biện giải của Nguyễn Hữu Nghĩa mà thôi! Ông Nguyễn Ngọc Ngạn viết rằng ông Nguyễn Hữu Nghĩa nhận công tác của Việt-cộng nhưng về sau hồi chánh. Nguyễn Hữu Nghĩa thì quả quyết rằng mình không hề hoạt động cho Việt-cộng mà chỉ bỏ nhà cửa, bỏ vợ con vì "chống Cộng"! Lập luận nào đáng tin hơn?

Xin quí độc giả thử hiønh dung lại xem: Con trai một đại tướng Việt-cộng, lấy vợ là cháu của Dương Minh Châu, người từng là Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh, anh hùng Cộng-sản và tên được dùng để đặt cho một chiến khu. Như vậy, Nguyễn Hữu Nghĩa có dính dáng chút gì với Cộng-sản hay không?

Trong cuộc chiến Quốc & Cộng trước năm 1975 tại Việt-nam, mặt trận gián điệp là một mặt trận cực kỳ quan trọng. Việt-cộng len lỏi vào tất cả mọi guồng máy chính quyền miền Nam; từ Phủ Tổng Thống cho tới Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tiønh Báo, các lãnh vực báo chí, văn nghệ, tôn giáo... Trong tình hình đó, Nguyễn Hữu Nghĩa với gốc gác bản thân cũng như bên vợ "nặng ký" như vậy, có thể nào Việt-cộng lại để yên cho Nguyễn Hữu Nghĩa khơi khơi từ Tây Ninh về thành mà không móc nối, không bảo vệ hoặc giao công tác gì hay sao?

Chuyện móc nối, chính Nguyễn Hữu Nghĩa đã tiết lộ trong Bạch Thư rằng:

"Mẹ vợ cũ của tôi (mẹ bà Dương Thị Phượng) bảo tôi phải vô "khu" để khỏi thành công chức "ngụy".

Việt-cộng buộc phải vô khu, Nguyễn Hữu Nghĩa không nghe. Thế mà Việt-cộng lại dễ dãi để Nguyễn Hữu Nghĩa ngang nhiên trở về Sài-gòn rong chơi và muốn làm gì thì làm? Không giao phó bất cứ một công tác nào, dù chỉ là giao liên, dọ thám hoặc trí vận... hay sao? Việt-cộng trước 1975 đâu có khờ khạo đến độ như vậy!

Quí độc giả thử tưởng tượng lại khung cảnh cuộc chiến tranh gay gắt ở Việt-nam thời 1970: Việt cộng bảo Nguyễn Hữu Nghĩa phải vào bưng thì Nguyễn Hữu Nghĩa trả lời "Moa không vào! Các toa cứ hoạt động cho Ðảng đi, còn moa thì về thành hoạt động cho Bộ Dân Vận Chiêu Hồi của ngụy quyền!"

Quí độc giả thử nghĩ xem, thực tế có thể xảy ra chuyện như vậy được không? Một thường dân bị Việt cộng móc nối mà từ chối là kể như lãnh án tử hình rồi; huống chi người nhà của Nguyễn Hữu Nghĩa, tức bà mẹ vợ, bảo Nguyễn Hữu Nghĩa vô bưng, tức là bà phải nhận chỉ thị của chi bộ Ðảng tại địa phương để nói với con rể. Nguyễn Hữu Nghĩa không nghe. Việt cộng không có phản ứng giø, để Nguyễn Hữu Nghĩa tự do đi hát khắp miền Nam và về Sài-gòn ở chung với nhóm Thông Tin Dân Vận của Hoàng Ðức Nhã! Ðúng là "chuyện lạ bốn phương"! Cho dù Nguyễn Hữu Nghĩa không thích hoạt động cho Cộng sản thì cũng phải giả vờ nhận một công tác nào đó, chúng mới để yên cho Nguyễn Hữu Nghĩa ca hát chứ! Ai đã ở trong một cuộc chiến vùng xôi đậu, hẳn đều thấy như vậy!

Ở một đoạn khác, Nguyễn Hữu Nghĩa viết:

"Tôi lập gia điønh lần đầu năm 1971 (với bà Dương Thị Phượng, cháu của Dương Minh Châu) và ly dị hơn hai năm sau đó viø lý do chính trị... Tôi không thể chấp nhận Cộng sản (không nghe lời mẹ vợ vào khu). Thế là gia đình tan vỡ."

Quí độc giả thấy đoạn văn trên có ổn hay không?

* Ðiểm thứ nhất: Gia điønh bên vợ cũ Nguyễn Hữu Nghĩa là một gia đình Cộng sản. Trước khi lấy bà Dương Thị Phượng, lẽ tất nhiên Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đã biết gia đình bà Phượng là Việt-cộng và Nguyễn Hữu Nghĩa chấp nhận lập trường ấy. Việc Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ vợ con để về ở hẳn Sài-gòn chỉ có thể được hiểu là:

- hoặc Nguyễn Hữu Nghĩa thực tâm hồi chánh,

- hoặc Nguyễn Hữu Nghĩa nhận chỉ thị về thành hoạt động.

Chứ không có cách giải thích nào khác cho ổn thoả!

* Ðiểm thứ nhiø: Nếu Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ vợ chỉ vì vợ là Việt-cộng thì các cán bộ Ðảng có trách nhiệm bảo vệ "đường dây", bảo vệ gia điønh bà Phượng, liệu có để yên cho Nguyễn Hữu Nghĩa khơi khơi đi lấy con của một sĩ quan cấp tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hay không?

Nếu Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ bà vợ cũ vì lý do nào khác thì có thể coi đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ vợ chỉ vì vợ là Việt-cộng thì chẳng lẽ gia đình bà Phượng và các đồng chí của họ hoàn toàn không có phản ứng gì, không thủ tiêu Nguyễn Hữu Nghĩa vì sợ lộ bí mật hay sao? Nguyễn Hữu Nghĩa chẳng những không trốn tránh mà lại còn công khai đi hát Du Ca khắp miền Nam, bộ Việt-cộng đui mù cả rồi hay sao mà không nhìn thấy?

Ở bìa sau quyển Ký, Nguyễn Hữu Nghĩa ghi rõ: "Quê nội Thừa Thiên. Quê ngoại Nam Ðịnh. Lớn lên tại Tây Ninh. Trước 75 dạy học . Trung học Hàn Thuyên Tây Ninh..." Nhưng trong "Bạch Thư", NHN lại viết: "Học Sư Phạm Tây Ninh từ 1971-1973, tốt nghiệp nhưng không đi dạy mà nhập ngũ..."

Nếu nói ra cho thật hết thì sẽ có người lại gán cho rằng "moi móc đời tư", "viết lại những điều bà Nguyên Hương kể", cho nên Tự Do chỉ căn cứ vào những điều chính Nguyễn Hữu Nghĩa viết ra như bạn đọc vừa thấy.

Cho đến hôm nay, nhiều người còn nghi ngờ, đặt dấu hỏi: Phải chăng Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn đang hoạt động cho phía bên kia? Riêng nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn qua bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi đã không đặt nghi vấn tương tự, mà ông gọi Nguyễn Hữu Nghĩa là một người hồi chánh, dù gốc gác của cả bên Nguyễn Hữu Nghĩa cũng như bên Dương Thị Phượng đều thuộc loại "vàng ròng" cách mạng vô sản. Ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã coi Nguyễn Hữu Nghĩa cũng như 80,000 người anh em hồi chánh khác, bỏ Ðảng để trở về với Quốc Gia từ năm 1970, đứng chung chiến tuyến chống Cộng. Tự Do đã tưởng rằng Nguyễn Hữu Nghĩa phải thấy đó là cái "credit" mà Nguyễn Ngọc Ngạn dành cho Nguyễn Hữu Nghĩa, nhưng không ngờ cái "credit" đó lại đưa đến vụ Nguyễn Hữu Nghĩa & Nguyên Hương đứng đơn kiện Nguyễn Ngọc Ngạn và Tự Do.

Toà soạn Tự Do, những người bạn cũ của Làng Văn, thường đọc đi đọc lại đoạn văn sau đây của Nguyễn Hữu Nghĩa:

"Tôi lập gia điønh lần đầu năm 1971 và ly dị hơn hai năm sau đó viø lý do chính trị. Gia điønh tôi đang biønh thường thì tôi tốt nghiệp Sư phạm, mẹ vợ tôi buộc tôi phải vô khu để khỏi thành công chức ngụy. Tôi không chấp nhận Cộng sản, nhưng cũng không muốn mất vợ con. Tôi đã mang vấn đề này ra thỉnh ý bà ngoại tôi và những người lớn tuổi và cuối cùng đi đến quyết định dứt khoát, không theo Cộng sản. Thế là gia điønh tan vỡ"!

Ðọc mấy dòng này, anh em Tự Do ai cũng cảm động đến rơi lệ! Chao ôi, con trai của tướng Việt-cộng Nguyễn Chí Thanh chống Cộng quyết liệt đến độ bỏ người vợ mới cưới được 2 năm và hai đứa con thơ để về thành lấy bà Nguyên Hương "cho hợp với lậptrường chính trị"! Các soạn giả cải lương mà biết được chuyện này, có thể viết được một vở tuồng lâm ly mang tựa đề "Sương Trắng Miền Quê Ngoại"!

Gia điønh đổ vỡ là chuyện thường, việc gì phải đem lý do chính trị vào đây một cách vụng về như vậy! Ấy là chưa kể, Nguyễn Hữu Nghĩa tiết lộ thêm rằng: "Trong giòng họ Dương Minh, chỉ có một mình Dương Minh Châu theo Việt-minh". Vừa viết xong câu này, Nguyễn Hữu Nghĩa lại nói ngay là: "Mẹ vợ tôi (tức mẹ của Dương Thị Phượng) bảo tôi phải vô khu"! Như vậy thì ngoài gia đình Dương Minh Châu, còn có ít nhất là gia đình Dương Thị Phượng cũng theo Việt cộng nữa chứ, bằng chứng là họ bảo Nguyễn Hữu Nghĩa vào bưng kia mà!

Hai ấn bản Bạch Thư của Nguyễn Hữu Nghĩa, cùng với lá thư ngỏ gửi Hải Triều ngay sau đó, tuy chưa đầy đủ mọi chi tiết về tiểu sử của Nguyễn Hữu Nghĩa trước năm 1975, nhưng đã tiến được một bước thật dài mà hơn 10 năm qua Nguyễn Hữu Nghĩa đã tránh né. Nguyễn Hữu Nghĩa đã nhìn nhận mình là con tướng Việt-cộng, dù rằng điều đó đáng lẽ chẳng nên giấu, bởi chẳng quan trọng gì cho lắm. Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đã nhìn nhận lấy bà vợ đầu tiên là Dương Thị Phượng, họ hàng Dương Minh Châu, bí thư tỉnh ủy Tây Ninh. Nguyễn Hữu Nghĩa cũng nhìn nhận rằng gia điønh bà vợ cũ là Việt-cộng, từng buộc Nguyễn Hữu Nghĩa phải vô "khu". Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đã nhìn nhận mình hiện còn hai người con trai đã trưởng thành trong nước và đang sống với mẹ là Dương Thị Phượng ở Tây Ninh. Nói chung, chỉ còn vài khúc mắc nhỏ nữa mà thôi. Chẳng hạn như, tại sao năm 1973, Nguyễn Hữu Nghĩa lại tình nguyện đi Thủ Ðức? Há chẳng phải viø giao liên VC đến gọi Nghĩa về Tây Ninh, Nghĩa không muốn về nên phải "lánh nạn" trong trường sĩ quan hay sao? Há chẳng phải Nghĩa đã vận động với ông Trần Ðại Lộc, đại diện cơ sở Dân Vận Chiêu Hồi Vùng 4, và được ông hứa sẽ xin cho Nghĩa biệt phái để làm trưởng cơ sở Dân Vận Chiêu Hồi tỉnh Vĩnh Bình sau khi ra trường sĩ quan hay sao?

Chẳng hạn như trên tờ Làng Văn, bà Nguyên Hương viết: "Trong quá khứ, ông Phạm Duy đã chỉ bảo cho anh (Nguyễn Hữu Nghĩa) một vài việc phải, giúp anh định hướng cuộc đời".

Các việc phải mà nhạc sĩ Phạm Duy giúp Nguyễn Hữu Nghĩa định hướng cuộc đời là việc gì? Há chẳng phải là cái ngày mà Nguyễn Hữu Nghĩa bị gọi trở về Tây Ninh, đã chạy đến hỏi ý kiến nhạc sĩ Phạm Duy và ông đã khuyên Nguyễn Hữu Nghĩa bỏ VC để ở lại hàng ngũ Quốc Gia hay sao?

Tất cả những chi tiết ấy, hay nói cho chính xác hơn, là mọi chi tiết trong Bạch Thư của Nguyễn Hữu Nghĩa, quí độc giả đều đã tìm thấy trong bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi của Nguyễn Ngọc Ngạn mà tập đoàn Nguyễn Chí Thanh từ mấy tháng nay vẫn gào thét cho là bịa đặt, bây giờ đang dần dần phơi bày hết trước mặt cộng đồng.

Toà soạn Tự Do đang chuẩn bị tư tưởng để đón chờ những tập Bạch Thư kế tiếp của Nguyễn Hữu Nghĩa, để mọi chi tiết đều d-ược bạch hoá toàn diện một lần cho xong!

Ðây cũng là cái ý mà Nguyễn Hữu Nghĩa đã rào đón trong Bạch Thư:

"Tôi thành thực tạ lỗi cùng các anh chị em trong Làng Văn, xin cho tôi được lên tiếng một lần, về những điều đã hiển nhiên!"

Anh em Làng Văn đã cho phép Nguyễn Hữu Nghĩa lên tiếng một lần dể bạch hoá quá khứ, thì cũng nên yêu cầu Nguyễn Hữu Nghĩa bạch hóa luôn hiện tại. Chẳng hạn như, Nguyễn Hữu Nghĩa cần viết Bạch Thư trả lời cho mọi người biết ai là tác giả bài hát "Con Chim Trắng Mang Hạt Giống Ðỏ" ca ngợi chủ nghĩa CS, mới sáng tác cách đây hơn nửa năm (tháng 9/1997)?

Một người trong đáy lòng không say mê Cộng Sản, có thể viết được những dòng thơ nồng nàn tình cảm xã hội chủ nghĩa như thế này được không?:

"Con chim trắng mang hạt giống đỏ
Bay trên đồng ruộng xanh
Con chim trắng mang hạt giống đỏ
Thả trên đồng ruộng vàng
Hạt giống vươn mình lớn nhanh
Hạt giống đỏ mình lớn dậy
Con chim trắng bay về trời xanh
Con chim trắng bay trong hòa bình
Hạt giống đỏ lớn lên thành lúa
Chín đỏ miønh những hạt Lê-nin
Bông lúa đỏ niềm vui chan chứa
Thành quả này đỏ chín tim em."
(báo Làng Văn, tháng 11/1997)

Ðể kết thúc bài viết này và cũng là kết thúc một vấn đề, hi vọng từ nay không phải bàn tới nữa, Tự Do xin nhấn mạnh lại rằng: Chuyện Nguyễn Hữu Nghĩa là con đại tướng VC Nguyễn Chí Thanh, Tự Do không coi là quan trọng hàng đầu, bởi lẽ con không thể chọn cha. Nhưng người ta có quyền đặt nghi vấn về Nguyễn Hữu Nghĩa, viø từ bao nhiêu năm nay Nguyễn Hữu Nghĩa cứ chối quanh về gốc gác của mình. Chẳng những Nguyễn Hữu Nghĩa chối quanh mà ngay cả khi bị khui ra lý lịch thì Nguyễn Hữu Nghĩa không chỉ phủ nhận, lại còn lớn tiếng mạt sát, cho rằng người ta bịa đặt và vu cáo. Thái độ hèn kém ấy đi kèm theo những tham vọng quyền lực một cách quá lộ liễu của Nguyễn Hữu Nghĩa, (điển hiønh là vai trò chỉ đạo trong vụ chia đôi Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại từ hơn hai năm nay) khiến người ta không thể không đặt dấu hỏi về hành tung chính trị của Nguyễn Hữu Nghĩa. Huống chi, Nguyễn Hữu Nghĩa lại luôn tự nhận là người đại diện của cộng đồng, cố ý biến chuyện va chạm giữa cá nhân thành tranh chấp của tập thể, càng làm cho đồng bào thấy rõ Nguyễn Hữu Nghĩa ôm những giấc mơ quá lớn mà không ai hiểu Nguyễn Hữu Nghĩa nhằm mục đích giø! Nguyễn Hữu Nghĩa cứ muốn mọi người hiểu rằng hễ ai đụng tới Nguyễn Hữu Nghĩa là "tổng công kích cộng đồng"! Thử hỏi: Ai cho phép Nguyễn Hữu Nghĩa giữ vai trò đại diện cộng đồng? Chẳng lẽ cộng đồng lại bầu con trai của tướng VC Nguyễn Chí Thanh làm đại diện?

Qua Bạch Thư :

*Nguyễn Hữu Nghĩa đã xác nhận mình là con tướng VC.

*Nguyễn Hữu Nghĩa đã xác nhận người vợ đầu tiên của mình, bà Dương Thị Phượng, là cháu Dương Minh Châu.

*Nguyễn Hữu Nghĩa đã xác nhận mình từng là con rể của một gia đình VC đã nhiều lần xúi Nguyễn Hữu Nghĩa vào bưng.

*Nguyễn Hữu Nghĩa đã xác nhận còn hai người con trai đã trưởng thành ở trong nước.

Ðối với Tự Do, những điều đó chẳng có giø mới mẻ nhưng đối với cộng đồng đây có thể là những tiết lộ làm nhiều người giật mình.

Tự Do nghĩ rằng, một khi đã bạch hoá tất cả những chuyện ấy thì con đường đúng nhất của Nguyễn Hữu Nghĩa bây giờ; nếu muốn không ai phải nhắc đến lý lịch và quá khứ của Nguyễn Hữu Nghĩa nữa, nếu muốn không ai phải nghi ngờ về lập trường chính trị của Nguyễn Hữu Nghĩa nữa; là Nguyễn Hữu Nghĩa hãy trở lại cương vị một người làm báo đứng đắn, giũ bỏ những tham vọng quyền lực, những khuấy động tả xung hữu đột theo kiểu "hắc phong song sát" từng làm vẩn đục cộng đồng từ hơn 10 năm qua.

TỰ DO 
6.1998
 


(Trở lại trang chính)