Mặt Thật
của
NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nguyễn Chí Vịnh
Trung tướng VC

Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng VC

Nguyễn Chí  Nghĩa
"Chuẩn úy" QLVNCH?
 

PHÓNG SỰ NẰM NHÀ
Người Lính Ðịa Phương Quân

Phóng viên khi không có điều kiện để viết bài phóng sự tại chỗ thường phải nằm nhà tưởng tượng để viết bài nạp cho chủ bút. Phóng viên chiến trường Nguyễn Hữu Nghĩa, con của đồng chí đại tướng VC Nguyễn chí Thanh, vừa trình làng bài “phóng sự chiến trường” mang tựa đề “Viết Về Những Người Lính Ðịa Phương Quân” (VVNNLÐPQ), đăng trong Làng Văn số 167 và trên web site của Jenny Nguyễn.

Gần đây, thấy không thể chối quanh nữa, Nguyễn Hữu Nghĩa thú nhận những liên hệ huyết thống và liên hệ gia đình chằng chịt với CS. Ðể tô điểm lại bộ mặt, Nguyễn Hữu Nghĩa cố phô trương thành tích trong quân ngũ của mình. Thói quen của Nguyễn Hữu Nghĩa là “con ếch phình bụng cho bằng con bò”. Bài viết của Nguyễn Hữu Nghĩa vang lên rất rõ tiếng kêu của một con ễnh ương muốn cho mọi người chung quanh nhìn thấy một “con bò”.

Tác giả cố phác họa cho mình hình ảnh của một quân nhân tác chiến với nhiều trận mạc. Ðọc qua bài VVNNLÐPQ người ta có cảm tưởng tác giả đã từng tham dự rất nhiều cuộc hành quân, trong đó có những trận rất cam go. Tác giả mô tả những cuộc quần thảo suốt đêm giữa trung đội mà tác giả là trung đội trưởng với một tiểu đoàn VC; sáng ra xác địch nằm la liệt trong khi chuẩn úy Nghĩa bình yên vô sự. Một lần khác, tiểu đoàn của Nghĩa hành quân trực thăng vận, đánh tan một trung đoàn chính qui Bắc Việt. Trước những chiến công lẫy lừng như thế, người đọc không thấy tác giả liệt kê những anh dũng bội tinh đáng lẽ phải được ân thưởng, vì chỉ có 8 tháng ở đơn vị, chuẩn úy “chim uyên” Nghĩa đã leo từ trung đội trưởng lên “thẩm quyền” đại đội phó, với bao nhiêu cuộc đụng độ nẩy lửa; chưa kể trong khoảng thời gian này tác giả còn được binh sĩ thuộc cấp huấn luyện bổ túc hai tháng về cách đi tiêu dã chiến sao cho địch không khám phá,…!

Người không có kinh nghiệm chiến trường, khi đọc qua bài trên sẽ thán phục chuẩn úy Nghĩa hết mình. Với những ai đã từng thực sự tham dự hành quân, khi đọc bài này, sẽ thấy ngay lối viết “cường điệu” của tác giả, một căn bịnh kinh niên và trầm kha của Nguyễn Hữu Nghĩa.

Sau đây là những điểm trong bài VVNNLÐPQ khiến người đọc phải đánh dấu hỏi về những kinh nghiệm chiến trường cũng như kiến thức căn bản của một sĩ quan tốt nghiệp trường bộ binh Thủ Ðức.

1- Theo Nguyễn Hữu Nghĩa, mỗi đại đội địa phương quân gồm 3 trung đội vũ khí nhẹ và một trung đội đại liên, tất cả gồm 108 người. Nếu chia đều cho 4 thì quân số mỗi trung đội là 27 người. Con số này không có trong binh thư ! Nếu đúng theo lý thuyết thì quân số mỗi trung đội súng nhẹ gồm 33 người, nhơn cho 3 sẽ thành 99 tay súng, như vậy còn lại 9 binh sĩ cho trung đội đại liên; con số này cũng là một nghi vấn. Các sĩ quan tác chiến đều biết mỗi đại đội có một trung đội vũ khí nặng gồm súng cối 60 ly và đại liên M.60 chứ không phải chỉ có trung đội đại liên như chuẩn úy Nghĩa liệt kê. Có thể vì Nghĩa là con riêng của Nguyễn chí Thanh nên cách tổ chức có phần khác hơn ?

2- Chuẩn úy Nghĩa cho biết bộ tham mưu tiểu đoàn gồm ban 1 (quân số), ban 2 (an ninh)…, pháo binh và quân y. Tất cả đều phải hành quân trừ ban 1, ban 4 và bạn 5 (Chiến tranh chính trị). Ðúng ra, ban 5 phải đi theo đơn vị hành quân để phụ trách công tác dân vận và chiêu hồi. Ngoài ra, bộ chỉ huy tiểu đoàn còn phải kể thêm bộ phận truyêàn tin. Pháo binh không phải là đơn vị cơ hữu của tiểu đoàn.

Nguyễn Hữu Nghĩa đã lầm lẫn giữa an ninh và tình báo. Quân trường Thủ Ðức dạy rất rõ, ban 2 phụ trách tình báo chứ không phải an ninh. An ninh là công tác phản gián, chuyên theo dõi và phá vở mạng luới nội tuyến của địch. Ðịa phương quân ở Bạc Liêu, ban 5 kiêm nhiệm công việc này. Các đơn vị bộ binh, ban 2 chịu trách nhiệm cả hai công việc nhưng tình báo là công tác chính.

3- Theo tác giả, tiểu khu Kiến Hòa có những tiểu đoàn ÐPQ không có hậu cứ. Có lẽ Nguyễn Hữu Nghĩa hiểu lầm giữa hậu cứ và trại gia binh. Hậu cứ là bộ phận chuyên lo tiếp tế hành quân, công việc hành chánh… Hậu cứ tiểu đoàn thường nằm trong trại gia binh. Có những đơn vị không có trại gia binh vì ngân sách tỉnh không đủ; có thể vì thế mà tác giả cho rằng có tiểu đoàn không có hậu cứ ?

4- Chuẩn úy Nghĩa than rằng mình không được huấn luyện nhảy trực thăng vận! Phải chăng cấp bậc chuẩn úy của Nguyễn Hữu Nghĩa là do mình tự phong lấy? Bảo rằng quân trường Thủ Ðức không có dạy nhảy trực thăng, có lẽ chuẩn úy Nghĩa học cùng khóa với Nguyễn Cao Kỳ hoặc Nguyễn Chí Thanh! Các xác trực thăng phế thải đặt nơi các bãi tập để làm gì?

5- Trong một cuộc hành quân trực thăng vận, Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết tiểu đoàn anh đánh tan một trung đoàn chính qui Bắc Việt khiến một trung đoàn chính qui khác phải tiếp cứu!

Có lẽ tác giả quyển “Dọn Ðường Ðể Cho Cha Vợ Về Nước Du Lịch” đọc nhiều sách của PNN và nghĩ phóng tác là chuyện dễ làm. Nghĩa quên rằng văn của người ghi lại những kinh nghiệm sống khác với văn của một phóng viên chiến trường chuyên viết phóng sự nằm nhà.

Bảo rằng có hai trung đoàn chính qui BV hiện diện trong lãnh thổ tiểu khu Kiến Hòa vào những tháng cuối cùng của chế độ miền Nam là một cường điệu khó nghe.

a- Ðơn vị chính qui BV được trang bị vũ khí nặng. Kiến Hòa là vùng sông ngòi không tiện cho các đại đơn vị di chuyển, trừ khi tối cần.

b- Thời điểm cuối 1974, Kiến Hòa không phải là mục tiêu quân sự cho hai trung đoàn chính qui.

c- Kiến Hòa chỉ có thể là địa bàn hoạt động của du kích và các đơn vị cơ động tỉnh vì các đơn vị này dễ phân tán và lẫn tránh. Ðại đơn vị cấp trung đoàn chính qui xuất hiện ở Kiến Hòa sẽ là miếng mồi ngon cho đại tá Phạm chí Kim, vì địch không có đường rút quân khi bị truy lùng.

d- Các đơn vị chính qui BV từ cấp trung đoàn trở lên bao giờ cũng đóng quân gần biên giới Việt Miên như Ðồng Tháp Mười, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương… để dễ bề chém vè. Ðiển hình, Sư Ðoàn 5 BB/VNCH chịu áp lực thường trực của 3 Công Trường 5, 7 và 9 cộng quân, chưa kể các trung đoàn 275, 275B…(Công Trường là bí danh sư đoàn; Vùng Ðồng Tháp tuy là sình lầy nhưng gần biên giới và có căn cứ địa vững chắc.)

e- Bảo rằng một tiểu đoàn ÐPQ đánh tan một trung đoàn chính qui BV, không hiểu chuẩn úy Nghĩa áp dụng binh thư của ai? Thông thường, lực lượng tấn công bao giờ cũng phải gấp 3 quân số địch, cộng thêm các đơn vị cơ giới tăng phái hùng hậu, các đơn vị trưởng mới dám nghĩ đến chuyện tấn công. Cho dù quân số trung đoàn địch hao hụt chưa kịp bổ sung, một tiểu đoàn ÐPQ cũng không có khả năng như Nguyễn Hữu Nghĩa phóng đại như trên. Sở dĩ SÐ5BB/VNCH có thể quần thảo với 3 SÐ chính qui Bắc Việt là vì địch chủ động chiến trường, ta ở vị thế phòng thủ.

f- Thời điểm cuối 74 mà tiểu khu Kiến Hòa có thể tổ chức hành quân trực thăng vận, kể ra đại tá Phạm chí Kim đã thuyết phục được quốc hội Mỹ viện trợ quân sự đặc biệt cho tỉnh Bến Tre. Hay là chuẩn úy Nghĩa đã nhờ cha vợ là trung tá Không Quân Nguyễn Nhật Tân yểm trợ cho một số trực thăng ...giấy?

g- Ðể cho cuộc hành quân tưởng tượng thêm phần sôi động, chuẩn úy Nghĩa ra lịnh cho pháo binh tiểu khu yểm trợ cùng lúc với cuộc đổ bộ trực thăng vận! Có lẽ đây là chiến thuật học được của tướng VC Nguyễn chí Thanh chứ pháo binh VNCH không bao giờ khai pháo trong khi trực thăng vần vũ đầy trời.

6- Ở một đoạn khác, Nghĩa kể lại chuyện thiếu úy Thọ, đại đội trưởng của Nghĩa chạy làm bia cho địch bắn để dương đông kích tây, chuyện nghe như hoang đường, nhất là việc đó trái với nguyên tắc lãnh đạo chỉ huy. Cấp chỉ huy phải bảo trọng thân mạng để còn lèo lái đơn vị. Thử hỏi khi làm bia cho địch bắn như thế, rũi như Thọ ngã gục, cả đại đội như rắn mất đầu làm sao chu toàn nhiệm vụ? Ðành rằng khi ban lệnh hành quân, đại đội trưởng đã dự liệu đại đội phó sẽ thay mình để chỉ huy đại đội trong trường hợp mình có mệnh hệ gì, nhưng đó là trường hợp bất khả kháng. Cho nên chuyện biểu diễn của thiếu úy Thọ chỉ có thể là tình tiết hư cấu của một người chưa học qua nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy.

7- Ðôi khi cao hứng, chuẩn úy Nghĩa phụ trách thêm công việc liên lạc với pháo binh! Nghĩa không biết rằng sĩ quan tiền sát chỉ nhận lịnh từ tiểu đoàn trưởng; rất hiếm khi sĩ quan tiền sát làm việc với cấp đại đội. Cấp trung đội trưởng như Nghĩa muốn tiếp xúc với pháo binh có khác nào “đĩa đeo chân hạc”. Kể cả khi trung đội đi tiền đồn, nếu cần yểm trợ, trung đội trưởng chỉ liên lạc với đại đội trưởng của mình mà thôi.

8- Ðể chứng tỏ mình là quân nhân tác chiến, chuẩn úy Nghĩa huấn luyện cho VC phương pháp “bắn chéo cánh sẻ”. Thật ra đây là cách du kích VC phá rối và cầm chân các đơn vị hành quân của ta bằng cách “bắn sẻ”. Chỉ cần 2 hay 3 tên du kích đặt súng trên chỗ chẻ hai của cành cây để bắn tỉa. Ðây là cách cầm chân hữu hiệu vì phát súng đầu bao giờ cũng trúng đích nhờ súng được tì trên cành cây nên đạn đạo không bị chệch. Ðịch chỉ bắn vài phát rồi lẫn tránh ngay trong khi đơn vị hành quân phải lo cứu thương.

9- Nói về cách đối xử với trung sĩ Lâm, Nghĩa muốn chứng tỏ mình là cấp chỉ huy rộng lượng với thuộc cấp bằng cách dám trái lịnh đại đội trưởng, cho phép trung sĩ Lâm nghỉ bịnh trước khi đơn vị lên đường hành quân. Theo hệ thống quân giai, trung sĩ Lâm khi có bịnh phải đến ban quân y khám bệnh và nếu muốn nghỉ dưỡng bệnh thì phải xin phép chuẩn úy Nghĩa. Nếu Nghĩa không dám quyết định thì Nghĩa trình cho đại đội trưởng giải quyết. Ở đây, tác giả viết là trung sĩ Lâm vì ho ra máu nên xin ở nhà nhưng đại đội trưởng không chấp thuận. Ðến khi lên xe đi hành quân, chuẩn úy Nghĩa tự quyền cho phép trung sĩ Lâm ở lại chờ chuyến tiếp tế sau sẽ theo vào hành quân, nhưng trung sĩ Lâm từ chối. Có lẽ do huyết thống di truyền cho nên Nghĩa có lối trình bày sự việc y như CS.

Lúc trung sĩ Lâm tử thương, Nghĩa mô tả hình ảnh dẫy chết của người này giống như cá lóc bị đập đầu; và Nghĩa có ý gì khi viết lại lời nói của hai người lính khiên xác của trung sĩ Lâm: “chưa thấy xác nào nhẹ đến thế?” Phải chăng Nghĩa muốn ám chỉ người lính ÐPQ ốm đói vì thiếu bồi dưởng?

Nói chung, bài VVNNLÐPQ giúp người đọc nhận ra trình độ và kiến thức quân sự của “chuẩn úy Nghĩa”. Người đọc có cảm tưởng tác giả chỉ viết lại những gì nghe các quân nhân tác chiến đã kể, đôi khi thêm chút gia vị bằng cách “phóng tác” sách của người khác. Thế mới biết trình độ của một giáo học cấp bổ túc khác xa với những nhà văn có căn bản học vấn.

NGUYỄN HỮU NGHĨA BÔI NHỌ QUÂN ÐỘI VNCH:

Nghĩa cho rằng ÐPQ là đơn vị "mạt" nhất. Không hiểu Nghĩa có ý gì khi viết ra như vậy. Có rất nhiều trường hợp các anh Nghĩa Quân chiến đấu anh dũng hơn cả quân nhân chính qui.

Cần phân biệt rằng ÐPQ là lực lượng quân sự chịu trách nhiệm lãnh thổ, trong phạm vi tỉnh hạt. Các sư đoàn bộ binh cũng chịu trách nhiệm lãnh thổ nhưng địa bàn hoạt động bao gồm nhiều tỉnh nên được trang bị vũ khí đầy đủ hơn. Sư Ðoàn Dù, TQLC (và BÐQ) là những lực lượng  tổng trừ bị, nặng về tác chiến và lưu động cho nên cấp số và trang bị hùng hậu hơn các lực lượng khác. Dù và TQLC có pháo binh cơ hữu, mỗi khi đụng trận thường dùng pháo binh áp đảo địch trước khi tiến chiếm mục tiêu.

Các đơn vị chịu trách nhiệm lãnh thổ vì không được trang bị vũ khí nặng như lực lượng tổng trừ bị cho nên khi lâm trận phải lãnh phần trách nhiệm vừa với khả năng chiến đấu của mình. Do đó nếu vì sự phân nhiệm có tính cách chiến lược và chiến thuật mà bảo rằng ÐPQ là đơn vị "mạt" nhất, Nghĩa cố tình miệt thị lực lượng này một cách thậm tệ .

Nghĩa cho rằng ÐPQ thiếu gạo sấy để ăn và không đủ lương thực đến độ phải tự bồi dưởng khi đánh chiếm đơn vị hậu cần của địch. Thiết tưởng không còn sự nhục mạ nào hơn! Nên nhớ, người lính VNCH không bao giờ thiếu gạo ăn, đôi khi còn dư dả để cho dân. Mỗi lần tiếp tế đều có thực phẩm tươi, tuy không được dồi dào như các thành phần khác. Khi chiếm được đơn vị hậu cần của địch, người lính được tự do thu nhặt chiến lợi phẩm. Ðiều đó không có nghĩa là người lính VNCH chỉ được bồi dưởng khi "đi chợ" nơi hậu cần của địch.

Mô tả sinh hoạt trong trại gia binh, Nghĩa để lộ bản chất của con người hạ cấp. Có thể nào vợ lính cười rú lên mỗi khi gần chồng, khiến cả trại gia binh đều nghe, đến nỗi anh chồng phải bụm miệng vợ lại; và cười như thế lúc đầu hôm, nữa đêm và gần sáng? Nghĩa thức cả đêm để chờ đợi giọng cười đó hay là Nghĩa bị ám ảnh bởi Nguyên Hương, cô nữ sinh Trưng Vương mà Nguyễn Ngọc Ngạn gọi đó là cô gái lở làng? Ngoài ra, Nghĩa ví tiếng ngáy của người vợ lính với tiếng chó tru !! Ðó chỉ có thể là sự ví von dành cho những người thiếu giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình.

Viết về sinh hoạt các đơn vị đống đồn, Nghĩa tả đời sống của anh em quân nhân ÐPQ thật là bi đát, nào là sống như bị đi tù, chui rút trong các hầm hố ẩm thấp … Nếu đúng như Nghĩa mô tả, chắc các anh em đóng đồn đều bị phù thủng, phong thấp và mọi thứ bịnh. Nếu ai từng chơi bóng chuyền, sẽ biết rằng các anh ÐPQ và Nghĩa Quân là những cầu thủ xuất sắc vì môn thể thao này thích hợp với những đơn vị cố định. Ðiều này cho thấy sinh hoạt của các đơn vị cố định không như Nghĩa tưởng tượng.
Lâu nay chưa bị ai vạch mặt, Nghĩa tưởng có thể múa gậy vườn hoang, mặc tình nói quấy nói quá. Phải chăng sau 23 năm ngày Saigon sụp đổ, Nghĩa nghĩ rằng không ai có thể kiểm chứng được những gì mình viết ?

Cuối cùng, tuy nói rằng viết để vinh danh người lính ÐPQ, nhưng thật ra ông chuẩn úy con của Nguyễn chí Thanh, đang bôi bẩn quân đội VNCH. Người viết bài này khẩn thiết kêu gọi tất cả quân nhân QLVNCH, hãy đọc bài "VVNNLÐPQ" của Nguyễn Hữu Nghĩa để nhận diện dã tâm của kẻ nội tuyến đội lốt quốc gia. Và có thái độ. 

Ngày 25-6-1998
Người Lính Ðịa Phương Quân

(Trở lại trang chính)