Mặt Thật
của
NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nguyễn Chí Vịnh
Trung tướng VC

Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng VC

Nguyễn Chí  Nghĩa
"Chuẩn úy" QLVNCH?
 

Thư Ðề Nghị
==========

Kính thưa qúy vị

"Thư Ðề Nghị" dưới đây do bạn tôi là anh Ngô Nhật Tùng viết năm 1998, để chỉ trích bài "Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, và gởi cho qúy vị phụ trách một website có đăng bài nầỵ Hiện tại website nói trên không còn ở địa chỉ cũ nên anh Tùng sửa lại vài đoạn nội dung để tránh khỏi phải nêu tên, làm phiền qúy vị ấỵ

Anh Ngô Nhật Tùng trước đây cộng tác với website Biệt Ðộng Quân cuả ông Nguyễn Phương Hùng ("Nguyen Hung" bdqnphungỴyahoọcom), nhưng vì lý do sức khoẻ anh Tùng đã tạm ngưng.

Trong buổi đối luận với ông Hải Triều, theo hồ sơ âm thanh phổ biến mới đâỵ Câu hỏi thứ 3 cuả ông Hải Triều hỏi ông NHN: "khi gia nhập Thủ Ðức ông NHN có khai tên cha là tướng VC Nguyễn Chí Thanh hay không?" Ông NHN trả lời "ông chỉ có một giấy khai sanh duy nhất dùng cho tới bây giờ ghi cha vô danh, có tên mẹ "

Ông Hải Triều nói rằng lúc đó ông NHN đã biết mình là con tướng VC Nguyễn Chí Thanh, nhưng cố tình dấu kín đến hôm nay, 30 năm sau mới chịu nhận. Ðiều nầy làm cho mọi người càng nghi ngờ ông NHN thêm.

Ông NHN trả lời : "Tôi biết tôi là con con tướng VC Nguyễn Chí Thanh, nhưng điều nầy không ảnh hưởng đường hướng chính trị ..." Và ông Nghĩa tuyên bố: "Tôi tự hào ngẩn mặt là một sĩ quan QLVNCH..."

Xin mời qúy vị đọc phần trích dẫn trong bài VVNLDPQ để coi ông NHN viết gì về QLVNCH, và những điều ông Nghĩa viết về "Quân Lực" đó có xứng đáng để "tự hào ngẩn mặt" hay chỉ là lời tuyên bố để "giải vây" cuả ông NHN?

Và mời qúy vị đọc để thấy sự hiểu biết về cơ cấu tổ chức cấp tiểu đoàn/QLVNCH cuả chuẩn úy NHN. Cũng như lời phê bình cuả anh Ngô Nhật Tùng : ".... không thực tế, làm phương hại đến danh dự và uy tín của lực lượng ÐPQ nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung."."... không chính xác,... như là hư cấu nên không trung thực, tôi không dám nói là bôi bác, hay nặng nề hơn là nhục mạ, nhất là đối với các chị vợ lính." là đúng hay sai?

Trân trọng.
Trần văn Nhân
---------------

THƯ ÐỀ NGHỊ
Toronto, 28/11/1998

Ngô Nhật Tùng
Toronto, Canada

Kính gởi:

Niên trưởng...
Và....

Trích yếu: V/v Xin xem lại nội dung bài "Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa.

Kính thưa qúy vị

Là một CQN Ðịa Phương Quân/QLVNCH, tôi hãnh diện vì đã được phục vụ tổ quốc và dân tộc, dù dưới bất cứ màu áo nào. Tôi rất khâm phục qúy vị trong việc hợp tác và chủ trương website...

Gần đây, khi trở lại thăm website... trong số các bài mới tôi được đọc, có bài "Nhân ngày Quân Lực, Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa làm tôi rất đỗi ngỡ ngàng. Vì cũng là người lính ÐPQ thuộc Quân Ðoàn IV/Quân Khu IV nên tôi nhận thấy trong bài viết này có những điều không thực tế, làm phương hại đến danh dự và uy tín của lực lượng ÐPQ nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung. Nhưng vì không quen viết lách cũng như tự nghĩ mình không đủ tư cách nên tôi e ngại, chần chờ, hy vọng có vị niên trưởng nào đọc được bài "Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" thì chắc chắn sẽ có góp ý, xây dựng.

Trong khi chờ đợi như vậy tôi chỉ biết biểu lộ sự khó chịu một cách tiêu cực là than thở với bạn bè gần gũi, và gần đây nhất là than phiền với niên trưởng Nguyễn Phương Hùng người chủ trương Website BÐQ.

(Tôi cũng có ý bất bình về bài viết nói trên, nhưng vì tôi rất bận rộn không có thì giờ viết bài để nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Nghĩa. Có nhiều người nói để mà nói, và không biết mình đã nói gì. Cũng có nhiều người viết để mà viết, và cũng không biết mình viết cái gì, ngoại trừ có dụng ý. Miễn là độc giả biết tên tác giả là đủ. Không có tinh thần trách nhiệm và tắc trách - Nguyễn Phương Hùng)

Chờ mãi đến nay tôi phải thất vọng vì không có ai đọc, hay có đọc nhưng "vì lý do này hay e ngại kia vẫn giữ thái độ im lặng" như niên trưởng ghi trong "Lời ngỏ" nên cuối cùng tôi đành phải mạo muội viết thư này với sự khuyến khích của bạn bè để trình bày, ước mong quý vị xem lại nội dung bài "Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân". Nếu tôi có sơ sót vì ngôn ngữ vụng về, hay trình bày không được mạch lạc là do tôi chưa có kinh nghiệm viết một bức thư dài mô tả nhiều tình tiết như vầy, xin qúy vị miễn thứ.

Bài "Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa là một bài viết mang tính chất hồi ký chiến trường pha lẫn tự sự, nhưng có những đoạn không chính xác, và những đoạn khác theo cá nhân tôi như là hư cấu nên không trung thực, tôi không dám nói là bôi bác, hay nặng nề hơn là nhục mạ, nhất là đối với các chị vợ lính. Tôi xin dẫn chứng và đoạn dưới đây:

Phần "Ðịa Phương Quân, lực lượng chủ lực."

Ðoạn viết về tổ chức BCH/TÐ/ÐPQ do tác giả đưa ra có sự sai sót hết sức căn bản so với cơ cấu tổ chức của Bộ TTM/QLVNCH ấn định cho các TÐ/ÐPQ mà dù là hàng binh sĩ cũng nhận thấy chứ không cần phải là cán bộ trung đội và sau đó là đại đội phó như tác giả. Sự sai sót đó là:

-"Bộ chỉ huy tiểu đoàn ngoài tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó còn có các sĩ quan ban I (Quân số), ban 2 (An ninh), ban 3 (Hành quân), ban 4 (Tiếp liệu), ban 5 (Chiến tranh chính trị), Pháo binh và Quân y. Ðó là cách tổ chức của đơn vị tôi, các tiểu đoàn khác có thể không được hùng hậu như vậy."

Nhưng như niên trưởng biết, cho dù "được hùng hậu như vậy" thì tiểu đoàn ÐPQ cũng không thể nào có pháo binh cơ hữu. Và nếu "không được hùng hậu như vậy" thì tiểu đoàn ÐPQ cũng phải có Ban 6 (Truyền tin) để liên lạc, nhận và ban hành chỉ thị, báo cáo và điều động, chỉ huy các đại đội trực thuộc. Bằng không, đại đội của tác giả và các đại đội trực thuộc khác nhận lệnh điều động của BCH/TÐ bằng cách nào, và báo cáo ra sao\?

Còn Quân y thì cấp số như thế nào\? Ở các BCH/TÐ/ÐPQ mà tôi đã phục vụ chỉ có Tổ quân y, gồm 1 HSQ có bằng B1/QY và 1 binh sĩ mà thường là mang ám số chuyên nghiệp quân sự 111.0 (tác chiến), vì những binh sĩ có bằng C1/QY đều được đưa ra làm y tá đại đội.

(Theo tôi, Pháo binh và Quân y không phải là những đơn vị cơ hữu của ÐPQ. Nếu có thường thuộc về Sư đoàn hoặc Khu chiến thuật mà thôi - Nguyễn Phương Hùng)

Ðoạn kể lại chuyện ban đêm trong đồn của tác giả:

- "... Một bà còn trẻ, hễ chui vào mùng với chồng chừng vài phút là rú lên cười ngằn ngặt không nín nổi... khiến cả đại đội phải khúc khích cười theo... Khi bà vợ trẻ biểu diễn tiếng cười lần thứ hai, lúc nửa đêm... anh chồng mới thò tay bịt miệng vợ, tiếng cười trở thành tiếng âm ư, bứt rứt. Gần sáng lại nghe cười!..."

- "Một bà vợ lính khác... Tiếng ngáy của bà vừa to... vừa giống hệt tiếng chó tru... khiến cho chó trong xóm sợ hãi tru theo và dân làng một phen bở vía". Ðể cho cấp chỉ huy là tác giả "tưởng là tiếng chó dại tru" phải "xách súng đi lùng..."

Quả thật tôi không dám có ý kiến gì về hai đoạn văn này nên chỉ trích đoạn ra đây để qúy vị thẩm định. Tuy nhiên tôi xin được nhắc lại: Trong quá trình chiến đấu chống quân cộng sản xâm lược của toàn thể Quân Dân miền Nam, có rất nhiều chị vợ lính, đa số thuộc lực lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân đã phải chiến đấu một cách bất đắc dĩ, để may mắn thì được toàn vẹn gia đình, nếu không cũng trở thành quả phụ khóc chồng, hoặc khóc con hay phải chịu hy sinh vì chồng con, ngay cả hy sinh cùng với chồng con cho lý tưởng Quốc Gia, mặc dù các chị ấy không hề được Bộ TTM/QLVNCH cấp số quân, huấn luyện và trang bị để chiến đấu. Ðến khi hy sinh thân nhân của các chị cũng không được lãnh tiền tử tuất.

Tôi rớm nước mắt khi phải nhắc lại chuyện đau lòng này ngoài ý muốn. Nhưng vì đây là thực tế đã xảy ra cho vợ con của đồng đội tôi, của chiến hữu tôi mà tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta, và cả một số người ngoại quốc, ít nhất một lần đều đã nghe qua.

Ðoạn kể "... trong một đợt hành quân ở Ba Tri...":

Tác giả cho thiếu úy Thọ là đại đội trưởng, dùng thân mình làm bia di động để đánh lừa hỏa lực địch. Mặc dù được tác giả khéo léo khen ngợi là "trong đơn vị chắc chắn không ai nhanh bằng anh, và anh cũng không muốn sai khiến ai đứng ra làm mồi kiểu này!", nhưng qúy vị có tin là có niên trưởng nào khi nắm đại đội (hoặc các cấp chỉ huy trung đội hay tiểu đội) lại làm một việc hoang đường rồ dại như vậy hay không? Tôi thì không tin mà còn nghĩ rằng khó có người nào tin như vậy.

(Chắc anh Thọ này là "Tôn Ngộ Không" có phép Tề Thiên Ðại Thánh, hay gần hơn là Lăng Ba Vi Bộ của Ðoàn Dự mới có tài thần thông tránh đạn và dụ địch như vậy. Ðáng gắn cho ông Nguyễn Hữu Nghĩa một huy chương tối danh dự về bộ môn chuyện Phong Thần - Nguyễn Phương Hùng)

Phần "Các đơn vị cố định" tác giả mô tả:

-"Tiếng là đóng đồn, nhưng phần lớn coi như đi tù. Ðồn bót của họ chính là một cái rọ... VC tổ chức bao vây... khi lính mòn mỏi, tràn vào tấn công giết sạch; cả đàn bà trẻ con, đôi khi cũng bị hạ sát."

-"Mỗi tháng Chi khu mở cuộc hành quân tiếp tế gạo muối, súng đạn một lần, khi ấy người lính đóng đồn mới dám bước ra ngoài, đi tới đi lui thoải mái trong vài giờ. Họ tuy ở xứ nhiệt đới nhưng quanh năm không phơi nắng lấy trọn một ngày. Họ sống khổ sở, chui rúc như chuột, ló đầu lên là bị bắn ngay, lúc nào cũng căng thẳng cực độ, luôn luôn sẵn sàng phản ứng khi bị tấn công..."

(Ít nhất một tuần tôi đã nhìn thấy các binh sĩ ÐPQ/NQ phải đi tuần 3 lần, nếu không nói là hàng ngày. Ra khỏi đồn từ sáng sớm đến chiều mới trở về, tối còn đi nằm tiền đồn, phục kích - Nguyễn Phương Hùng)

-"Nếu lỡ bị thương, nhiều khi phải chịu đựng trong năm ba ngày, có khi nửa tháng mới có cuộc hành quân càn quét, mở đường đưa về Quân y viện chữa trị."

-"Gọi là đồn cho đúng theo danh từ quân sự, thực tế, đó là những cái hang tăm tối, ẩm thấp lạnh người... hầu hết đều nhịn tắm, có khi hàng tuần, hàng tháng nếu trời không mưa... Chỉ mười lăm phút nữa thôi, đoàn quân tiếp viện đi khuất, trả lại cảnh tịch mịch ruộng vườn cho du kích, và người lính Ðịa Phương Quân lại bị giam hãm trong hang."

(Cái này thì xạo quá cỡ thợ mộc - Nguyễn Phương Hùng)

Nếu đúng theo tác giả viết như trên thì hệ thống đồn bót của Tiểu Khu Kiến Hòa hoàn toàn không có giá trị gì trong việc ngăn chận và tiêu diệt địch. Vậy quý niên trưởng có trách nhiệm ở Phòng 3 (Kế hoạch, Hành quân, Huấn luyện) Bộ TTM/QLVNCH, Phòng 3 Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV/Quân Khu IV, Phòng 3 BCH/Tiểu Khu Kiến Hòa và Ban 3 các Chi Khu trực thuộc trước kia, thảo ra kế hoạch đồn bót để làm gì?

Các đồn bót thuộc Tiểu Khu Kiến Hòa đã vô dụng như tác giả mô tả thì đương nhiên không thể so sánh với căn cứ "Tống Lê Chân" của Trung tá Lê Văn Ngôn và Tiểu đoàn 92 BÐQ mà thượng cấp đã cố gắng duy trì và cứu nguy bằng cách áp lực lên bàn hội nghị của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên. Như vậy tại sao quý niên trưởng ở Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV/Quân Khu IV, BCH/Tiểu Khu Kiến Hòa và các Chi Khu trực thuộc không ra lệnh triệt thoái để bố trí và thiết lập tại các vị trí khác thuận lợi hơn, nếu thấy không thể yểm trợ hữu hiệu và tiếp tế, tản thương nhanh chóng? Hay cấp chỉ huy và binh sĩ ở các đồn bót này cũng xin tử thủ như Trung tá Lê Văn Ngôn và TÐ92/BÐQ?

Nếu không thì tại sao lại bắt thuộc cấp tiếp tục đóng ở những đồn bót đó để bị "coi như đi tù", bị bỏ vào những "cái rọ" để cho "VC bao vâỵ.. khi lính mòn mỏi tràn vào tấn công giết sạch"? Tại sao bắt thuộc cấp "sống chui rúc như chuột, quanh năm không phơi nắng trọn một ngày"? Tại sao lại bỏ mặc thuộc cấp "bị thương... năm ba ngày, có khi lên đến nửa tháng" rồi mới thảo kế hoạch, vẽ phóng đồ cho một cuộc "hành quân càn quét, mở đường, đưa về Quân y viện chữa trị"? (Hay mai táng?) Tại sao nhốt thuộc cấp vào "những cái hang tăm tối... hầu hết đều nhịn tắm, có khi hàng tuần, hàng tháng, nếu trời không mưa"? Như vậy suốt sáu tháng mùa nắng thường là từ tháng 11 tới tháng 4, những người lính đóng đồn không được làm vệ sinh cá nhân thì họ sẽ biến thành giống gì? Tại sao để thuộc cấp "bị giam hãm trong hang" bỏ tại một nơi "tịch mịch ruộng vườn cho du kích"? Hay tại vì có bàn tay của bọn "nội tuyến, nằm vùng" như Nguyễn Hữu Hạnh... nhúng vào cản trở quyết định của quý niên trưởng???

Riêng tôi và các đơn vị tôi đã phục vụ trong suốt ba năm đóng đồn từ khi ÐPQ mới là Liên đội, chưa thành lập Tiểu đoàn, và từ ngày 01/08/1972 là ngày Bộ TTM ra lệnh biến cải các Liên đội ÐPQ thành các Tiểu đoàn tại Tiểu khu tôi, với Bảng Cấp Số mới, Huấn Thị Ðiều Hành Căn Bản mới, và trợ cấp hành quân 3.000$/tháng/đầu người, cho tới ngày miền Nam của chúng ta bị bức tử một cách đắng cay oan nghiệt, tôi chưa bao giờ thấy các đơn vị bạn hay đơn vị tôi bị cấp chỉ huy đối xử tàn tệ như vậy.

Gom lại tất cả các đoạn văn đã được dẫn chứng của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, chỉ cần bỏ đi mấy chữ "cả đàn bà trẻ con, đôi khi cũng bị hạ sát" thì cộng sản có thể dùng làm tài liệu tuyên truyền mà không cần phải nặn óc viết ra, lại có giá trị rất cao mà không sợ phản tuyên truyền vì do chính "Sĩ Quan Ngụy" viết giùm. Qúy vị có thấy như vậy không?

Còn nhiều điều mà tiếc là tôi không đủ khả năng diễn đạt để nêu lên hết. Nhưng tôi tin rằng với kinh nghiệm của niên trưởng... nếu đọc kỹ thì chắc niên trưởng đã nhận ra, cho dù tác giả có khéo léo trong việc dụng ngữ đến đâu chăng nữa.

Tôi xin mạn phép đề nghị niên trưởng và... tham khảo với quý niên trưởng bên các đơn vị bộ binh, hoặc đã từng phục vụ ở các Tiểu khu, Chi khu và các đơn vị ÐPQ, để nếu thấy những điều tôi vừa trình bày về bài "Nhân ngày Quân Lực Viết Về Người Lính Ðịa Phương Quân" của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa là sai thì tôi xin chân thành tạ lỗi vì đã làm mất thì giờ quý báu của quý vị.

Thiết nghĩ, một bài viết "Nhân ngày Quân Lực" mà chứa đựng nội dung sai lạc để kẻ thù có thể lợi dụng, dùng làm tài liệu tuyên truyền sau này, thì Ngày Quân Lực của chúng ta đã hoàn toàn mất đi giá trị truyền thống và ý nghĩa cao đẹp của nó.

Ðể tỏ lòng kính trọng niên trưởng và..., tôi đã nhờ niên trưởng Nguyễn Phương Hùng duyệt lại Thư Ðề Nghị này, đồng thời giúp hiệu đính cho những ý chính trước khi gởi đến quý vị, vì năm Mậu Thân niên trưởng Nguyễn Phương Hùng đã có thời gian chiến đấu chung với một vài đơn vị ÐPQ tại Tiểu khu Gia Ðịnh.

Tôi xin lỗi vì lý do tế nhị nên đã không ghi địa chỉ bưu điện ra đây (nhưng tôi có gởi cho niên trưởng Nguyễn Phương Hùng), và vì còn thân nhân ở quê nhà nên không thể nêu rõ đơn vị gốc cũng như địa phương đã phục vụ, xin qúy vị thông cảm.

Trân trọng
Ngô Nhật Tùng

(Trở lại trang chính)