Mặt Thật
của
NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nguyễn Chí Vịnh
Trung tướng VC

Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng VC

Nguyễn Chí  Nghĩa
"Chuẩn úy" QLVNCH?
 

TƯỜNG TRÌNH CHUYỆN TÁC QUYỀN
Nguyễn Ngọc Ngạn

From: Le Minh Ngoc <leminhngoc99@...> 
Date: Thu Jul 21, 2005 8:03 pm 
Subject: Langvan Nguyen huu Nghia dda am muu cuop cong thien ha nhu the nao ??? xin moi ddoc 

Kính thưa quí vị, 

Trong suốt 30 năm qua, Nguyễn hữu Nghĩa con trai tướng ác quỉ VC Nguyễn chí Thanh, anh trai tướng tình báo Vc ác ôn Nguyễn chí Vịnh đã gây biết bao nhiêu tổn thất về tinh thần và vật chất cho đồng bào tị nạn CSVN. Ðiển hình là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, người đã hợp tác làm ăn với Langvăn Nguyễn hữu Nghĩa hơn 10 năm và mém chút nữa NNN bị vợ chồng NHN cướp mất Tác quyền, trên một số tác phẩm của ông. 

Kính mời quí vị đọc lại bài của NNN được viết từ ngày 25-4-1998 "than thở" sợ hãi như thế nào, về những âm mưu xảo trá của vợ chồng Nguyễn hữu Nghĩa

===========

Nhà xuất bản Làng Văn ở Canada từ hơn 10 năm nay đã in của tôi 16 cuốn sách, trong đó gồm 14 cuốn in lần đầu và 2 cuốn tái bản mà tôi đem từ các nhà xuất bản khác về vì muốn tập trung, dễ theo dõi và sửa bản thảo khi cần.Tường trình chuyện tác quyền

Thói quen trong cộng đồng, khi tác giả giao bản thảo cho một nhà xuất bản, thường là đôi bên không ký hợp đồng với nhau mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói, để nhà xuất bản in một số lượng nào đó, chẳng hạn 2000 bản và tiền tác quyền được trả trên số lượng 2000 bản ấy. Khi bán hết, cần tái bản thì nhà xuất bản lại hỏi ý tác giả và thủ tục trả tác quyền vẫn như cũ. Chỉ ngoại trừ trường hợp tác giả ký hợp đồng bán đứt tác quyền, còn bình thường thì tác giả luôn luôn giữ bản quyền và nhà xuất bản chỉ làm chủ để phát hành số lượng sách đã in ra mà thôi. Ðiều này, không những bất cứ nhà xuất bản hoặc tác giả nào cũng hiểu như thế, mà ngay cả một độc giả bình thường, không hề sinh hoạt trong văn giới, cũng đồng ý như vậy. Luật Tác Quyền (Copyrights Act) của Canada có ghi ngay ở đoạn đầu rằng: "In Canada, you obtain the copyrights automatically when you create a work." (Tạm dịch: "Ở Canada, bạn đương nhiên làm chủ tác quyền khi bạn sáng tạo một tác phẩm"). Tôi nghĩ ở bên Mỹ và bất cứ quốc gia tân tiến nào cũng có luật tác quyền tương tự như vậy.

Gần đây, có lẽ viø thấy tôi "gặp nạn", bị nhiều tờ báo chống đối viø cuốn video Mẹ, nhà xuất bản Làng Văn liền lợi dụng thời cơ, muốn chiếm lấy tác quyền một số sách của tôi mà Làng Văn đoán rằng sẽ không có ai dám lên tiếng phản đối. Vì chủ quan như thế, cho nên Làng Văn đã ngang nhiên viết trên Internet và đăng lại trên phụ san Hậu B-40, do chính Làng Văn ấn hành tháng 12/97, xác nhận chủ quyền một số tác phẩm của tôi, như sau:

"Các tác phẩm có tên trên đây (Chính Khách, Cõi Ðêm, Nước Ðục, Quay Trong Cơn Lốc, Sau Lần Cửa Khép và Trên Lối Mòn Hậu Chiến) hoàn toàn là tài sản của Làng Văn, được luật tác quyền bảo vệ." (Nguyên Hương, Hậu B-40, trang 36).

Trước đó, ở trang 11, bà Nguyên Hương cũng đã nói cứng:

"Mấy chữ "sách của tôi" đây, là sách do Nguyễn Ngọc Ngạn viết, Nguyên Hương nhuận sắc và Làng Văn trả tiền tác quyền để in và phát hành. Tiền trả ra xong thì sách ấy thuộc về Làng Văn, bản quyền đăng bộ tại Quốc Hội Canada thuộc về Làng Văn."

Ði xa hơn nữa, ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa vì thấy người ta chống Thúy Nga, nên nương theo chiều gió, kéo luôn Thúy Nga vào vụ này như một lá bùa hộ mạng để nắm phần chính nghĩa. Bà Nguyên Hương viết:

"Công ty Làng Văn kiện trung tâm Thúy Nga đã sử dụng trái phép khi thu vào băng đọc truyện không có sự đồng ý của nhà xuất bản Làng Văn." (bài đã dẫn, trang 36).

Nhưng, ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa đã phán đoán sai về phản ứng của quần chúng. Khi tôi lên tiếng đòi lại tác quyền, biết bao nhiêu độc giả khắp nơi đã bày tỏ sự hỗ trợ qua điện thoại, thư từ, bài viết và nhất là lập danh sách ký tên ủng hộ. Họ ủng hộ lẽ phải. Họ bênh vực sự thật. Họ không im lặng ngoảnh mặt trước sự bất công trong cộng đồng. Ðó là lý do hôm nay tôi viết bài tường trình này để cám ơn quí vị đã làm người đồng hành của tôi trên đoạn đường đòi lại sự công bằng cho một tác giả.

Lùi trở lại từ hơn 10 năm qua, việc Làng Văn in ấn và phát hành sách của tôi vốn đã diễn ra một cách mập mờ không minh bạch. Nhưng vì sự tế nhị trong giao tế, chẳng lẽ bạn bè cộng tác với nhau mà lại rượt theo để hỏi: "Ông bà có ăn gian sách của tôi không? Ông bà có in nhiều mà nói ít để ăn chận tiền tác quyền của tôi không?" Khó xử quá nên tôi đành cứ phải giả ngây giả điếc cho qua tháng ngày, cố quên chuyện sách vở, dồn sức lo việc khác!

Nhưng khi Làng Văn công khai lên tiếng tự nhận một số sách của tôi là tài sản của họ, như vừa kể, thì tôi không thể làm ngơ được bởi nó quá vô lý và bất công. Các nhà văn đang cộng tác với Làng Văn, đâu có ai ngờ rằng bao nhiêu công sức của mình bỏ ra để sáng tác một bài thơ, một truyện ngắn, hễ đem đăng trên Làng Văn, nhận mấy chục bạc nhuận bút, là vĩnh viễn mất tác quyền và sáng tác ấy trở thành tài sản của ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa!

Phải nói thật rằng, khi bắt đầu đả kích tôi từ tháng 9/97, lên án Nguyễn Ngọc Ngạn "chống Cộng giả", mà Làng Văn vẫn bán sách của tôi, tức là ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa đã mất thế đứng chính đáng rồi! Một người bạn trẻ gặp tôi ở phố Tàu, bảo rằng: "Nếu em là Nguyễn Hữu Nghĩa, em sẽ mang hết kho sách của anh ra đốt, rồi mới bắt đầu chửi! Chửi người ta thân Cộng mà vẫn bán "sách thân Cộng" thì ai nghe?"

Một người khác làm việc trong ngành truyền thông, nhận xét về Làng Văn: "Bát cơm đang ăn, bưng đổ xuống đất!"

Riêng tôi, tôi còn vận động một hội đoàn ở Toronto ra tuyên cáo tẩy chay sách của tôi, để Làng Văn ngưng bán, viø thà tôi mang sách về đốt, chứ không thể để cho người vừa chửi tôi vừa bán sách của tôi! Tiếc là hội đoàn đó không làm theo ý tôi!

Việc Làng Văn tự nhận chủ quyền sách của tôi, minh thị trên giấy trắng mực đen, cho phép tôi nghĩ rằng họ đã in bừa bãi theo ý muốn mà không hề thông báo cho tôi biết. Theo nguyên tắc, hàng năm nhà xuất bản phải gửi bản báo cáo phát hành cho tác giả, giống như nhà Dutton ở New York đã làm đối với cuốn The Will Of Heaven của tôi trước đây. Nhưng Làng Văn chưa bao giờ áp dụng phương thức minh bạch này mà tôi cũng chả bao giờ dám xa gần đòi hỏi. Mãi cho đến khi đọc bài viết của bà Nguyên Hương, tôi mới giật mình vì không ngờ chẳng những bà không thông báo số lượng in cho tôi biết, mà bà còn đi quá xa, công khai lấy luôn tác quyền của tôi. Chính vì thế, tôi đã phải nhờ tổ hợp luật sư Sim, Hughes, Ashton & McKay ở Toronto đại diện cho tôi, đặt vấn đề với Làng Văn.

Theo thủ tục thông thường thì khi hai bên đang còn trong vòng tranh tụng và thương thảo, tôi không muốn vạch ra hết chi tiết về vấn đề này. Nhưng trên tạp chí Làng Văn cũng như các phụ san và bản tin của họ gửi đi gần đây, Làng Văn cứ loan báo lung tung lúc thế này lúc thế khác. Mấy bài viết của Làng Văn về tác quyền trên Hậu B-40 tháng 12/97, trên báo Làng Văn và thêm Hậu B-40 mới đây, để lộ ra rất nhiều chi tiết khác nhau mặc dù viết về cùng một vấn đề, khiến độc giả thắc mắc hỏi tôi xem hư thực như thế nào. Bởi vậy, để đáp lại tôi phải có bài này hầu chuyện độc giả, đặc biệt là những người đã hỗ trợ tôi trong mấy tháng vừa qua.

Tuy nhiên, tôi cũng xin phép nhấn mạnh: Ðây là bài tường trình về một vụ tranh tụng pháp lý, cho nên tôi chỉ sử dụng ngôn ngữ thông tin chứ không phải là ngôn ngữ tuyên truyền nhằm lôi kéo cảm tình của người đọc. Khi ra tòa, luật pháp và quan tòa quyết định thắng bại, đúng sai, chứ không phải bên nào nói nhiều, hay nói bừa mà thắng được!

Như vừa kể ở trên, ngay sau khi tờ Hậu B-40 của Làng Văn phát hành, luật sư của tôi đã định viết thư cho Làng Văn. Nhưng vì sắp đến Noel và Tết Nguyên Ðán, nên chúng tôi hoãn lại để dành một chút "bình an dưới thế cho người kiện nhau", chờ tới giữa tháng 2/98, thư của luật sư tôi mới gửi đi. Việc triø hoãn này, cũng còn một lý do nữa là một số bằng hữu có đưa ra đề nghị hòa giải giữa Làng Văn và tôi.

Bạn đọc hẳn còn nhớ, ngay trong bài Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi cũng như khi trả lời phỏng vấn của Kim Thảo và của hai đài phát thanh ở Bắc và Nam Cali, tôi cũng đã đưa đề nghị mua lại tất cả sách của tôi hiện còn trong kho Làng Văn. Tôi có gửi bản đề nghị qua chị Tôn Nữ Hoàng Hoa và nói chuyện với anh Lê Hồng Long là tôi muốn mua lại tất cả sách của tôi với giá vốn, cộng thêm mỗi cuốn 1 dollar tiền labor và tôi sẽ trả ngay một lần tổng số tiền cho Làng Văn, dù là bao nhiêu cuốn. Nhưng Làng Văn từ khước, đòi tôi ngoài tiền sách, còn phải mua lại bản quyền (copyrights) nữa! Sự đòi hỏi của Làng Văn như vậy chẳng khác nào tôi đã cho một người thuê chiếc xe để dùng chở hàng sinh lợi. Về sau, người ấy muốn cướp luôn chiếc xe của tôi và bắt tôi phải mua lại chiếc xe lẫn mua lại cái quyền làm chủ chiếc xe!

Chuyện hòa giải bất thành vì phía Làng Văn thay đổi như chong chóng, không biết lúc nào họ nói thật và lúc nào họ gài bẫy. Dần dà những người có thiện chí lo việc hòa giải đều "bỏ chạy" cả! Lúc đó, buộc lòng tôi phải tiến hành biện pháp nhờ luật sư đòi lại tác quyền, và khi đã phải dùng đến giải pháp này thì tôi không cần phải mua lại sách làm gì nữa, mà tôi nhờ tòa án lấy lại những gì thuộc chủ quyền của tôi.

Trước đòi hỏi của tôi, Làng Văn đã đáp ứng ra sao?

Tôi chưa tiện công bố những gì luật sư đại diện Làng Văn đã viết cho luật sư của tôi. Tôi chỉ có thể bàn đến những bản tin chính thức mà Làng Văn đã đăng trên báo hoặc gửi đi khắp nơi bằng hệ thống Internet hoặc bằng máy Fax. Họ bảo rằng tôi kiện họ về tác quyền để đánh lạc hướng, nhưng chính họ tri hô lên, chứ tôi chưa viết bài nào về vấn đề kiện tụng này.

Ngày 6 tháng 3 năm 1998, Làng Văn ra thông cáo xác nhận 2 điểm:

* Không giữ tác quyền bất cứ cuốn sách nào của Nguyễn Ngọc Ngạn.

* Không tranh chấp với bất cứ ai khai thác và phát hành tác phẩm Nguyễn Ngọc Ngạn dưới bất cứ hình thức nào.

Ðọc bản thông báo này, tôi chắc nhiều người nhẹ dạ đã "xúc động đến rơi lệ" vì thấy lần đầu tiên Làng Văn tỏ thiện chí, một điều hiếm thấy ở ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa! Nhưng xin bạn đọc hãy tự hỏi một câu: Tại sao mới hai tháng trước bà Nguyên Hương viết một cách hung hăng rằng: "Sáu cuốn sách Nguyễn Ngọc Ngạn đăng trên Làng Văn hoàn toàn là tài sản của Làng Văn""Làng Văn kiện Thúy Nga đọc truyện Nguyễn Ngọc Ngạn mà không xin phép Làng Văn", thế mà hôm nay "lòng chợt từ bi bất ngờ", bà hiền lành trả lại tác quyền cho tôi và hứa rằng ai muốn khai thác sách Nguyễn Ngọc Ngạn kiểu gì cũng được, bà sẽ không đụng tới nữa!

Sao lại thế? Sao Làng Văn lại dễ dàng từ bỏ "tài sản" như vậy?

Dễ hiểu lắm! Là bởi vì khi nhận được thư của luật sư đại diện Nguyễn Ngọc Ngạn, Làng Văn thấy rằng không thể lấy sách của tôi được! Thêm vào đấy, đọc trên báo Tự Do lại thấy quá nhiều độc giả phản đối, mà trong số đó, quan trọng nhất là nhóm độc giả đang làm việc cho Sở Thuế Liên Bang Canada, chỉ trích ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa một cách nặng nề về vụ lạm tiếm tác quyền của Nguyễn Ngọc Ngạn.

Tuy nhiên, theo thông lệ, ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa trong cả cuộc đời chưa bao giờ có đủ can đảm hay dõng dạc để đính chính một điều miønh làm sai, mặc dầu lúc nào cũng đòi người khác phải xin lỗi! Ðây là tôi cứ ngây thơ giả sử rằng: Làng Văn vì nhầm lẫn, vì bị ai đó giải thích Luật Tác Quyền một cách phiến diện, nên mới tự nhận chủ quyền sách của tôi một cách sai lầm, chứ không phải là chủ ý muốn nhân lúc tôi gặp vận không may mà có ý chiếm đoạt!

Nếu Làng Văn vì nhầm lẫn, thì tôi rất ngạc nhiên khi thấy một người nhầm lẫn mà không dám nhận là mình lầm! Như vậy thì chứng tỏ Làng Văn không lầm, không hiểu sai Luật Tác Quyền, mà họ chủ ý cướp sách! Bởi nếu hiểu lầm thì người ta chỉ việc công bố rằng mình lầm! Còn đằng này thì không! Làng Văn trả lại tác quyền cho tôi với lời giải thích như sau trong bản tin gửi đi ngày 15 tháng 3 năm 98:

"Trước đây, Làng Văn muốn tranh chấp về tác quyền trên một số sách Nguyễn Ngọc Ngạn để dùng đó làm vũ khí trừng phạt Thúy Nga bằng pháp luật. Tuy nhiên, việc này sẽ kéo dài rất lâu và Làng Văn, với phương tiện eo hẹp của một tờ báo văn học, không đủ sức theo đuổi đến cùng."

Ý của Làng Văn qua đoạn văn nói trên rất rõ: Làng Văn không sai (?). Sách của Nguyễn Ngọc Ngạn thật ra là của Làng Văn (?). Sở dĩ Làng Văn trả lại tác quyền cho tác giả chỉ vì kiện cáo tốn nhiều thì giờ và tiền bạc, chứ không phải Làng Văn có lỗi (?).

Bản tin này hôm sau đến văn phòng luật sư tôi (16/3) và luật sư của tôi viết thư ngay cho luật sư của Làng Văn. Chỉ một hai ngày sau, Nguyễn Hữu Nghĩa gửi bản tin thứ hai, cắt bỏ đoạn tôi vừa trích dẫn! Có nghĩa là Làng Văn bị chính luật sư của họ phàn nàn cách viết tin bừa bãi đó. Viết lăng nhăng trong cộng đồng thiø chả sao, bởi viết bậy đến đâu vẫn có người nghe, hoặc không nghe nhưng ai cũng ngại lên tiếng. Nhưng viết những gì dính tới luật pháp thì không thể phóng bút bừa bãi được; bài trước ngược bài sau, ra tòa, người ta chỉ hỏi hai câu là lộ ngay sự bất nhất của mình!

Cuối cùng, bản tin mới nhất và tờ Làng Văn mới nhất viết như sau:

"Về chuyện sách NNN, Làng Văn đã ra thông cáo không tái bản sách NNN. Ðã không tái bản sách thì tranh chấp tác quyền làm gì cho tốn tiền bạc và thì giờ."

Vẫn chả có gì thay đổi! Nghĩa là, chỉ vì ngại tốn tiền và tốn thì giờ nên Làng Văn không muốn tranh chấp tác quyền, chứ không phải Làng Văn sai khi tuyên bố sách Nguyễn Ngọc Ngạn là tài sản của Làng Văn. Tôi nhớ câu chuyện một người ăn cắp chiếc xe hơi, xài 10 năm. Khi chủ nhân bắt được đòi lại thì gã ăn cắp đành trả lại cái xe, nhưng tuyên bố rằng tôi không muốn ra tòa vì mất thì giờ và tốn tiền mướn luật sư, cho nên tôi trả lại ông, chứ tôi không có lỗi gì cả!

Ðiều đáng nói nhất là ở điểm này: Chung qui cũng là do lòng tham mà thôi! Bởi vì trước khi đăng bài của tôi, ông bà Nguyễn Hữu Nghĩa đâu có nói cho tôi biết chính sách của Làng Văn là hễ đăng bài thì mất tác quyền! Ðâu có bao giờ Làng Văn nói với mọi người cộng tác rằng: "Hễ ông đăng truyện trên Làng Văn, tôi trả mấy chục đồng nhuận bút cho ông, là truyện của ông trở thành tài sản của Làng Văn!" Giả như Làng Văn nói trước như thế, thì Làng Văn làm gì có dòng chữ nào của Nguyễn Ngọc Ngạn hoặc bất cứ nhà văn nhà thơ nào khác! Bạn đọc hãy tưởng tượng một nhà văn cắm cúi cả tháng trời mới hoàn thành một truyện ngắn, đem gửi cho Làng Văn đăng, lấy vài chục đồng! Từ đó, truyện ngắn tâm huyết ấy vĩnh viễn thuộc về Làng Văn? Có thể nào như thế được hay không? Giả sử rằng trên nước Canada này có một điều khoản mọi rợ về tác quyền như bà Nguyên Hương viết trên Làng Văn, thì bà cũng phải cho người cộng tác biết trước, chứ chờ người ta đăng bài, rồi đoạt lấy tác quyền, thiø đó vẫn là một thái độ lường gạt không hơn không kém!

Làng Văn nói rằng không có tiền, nên không tranh tụng tác quyền. Nhưng Làng Văn lại dư tiền để kiện Nguyên Nghĩa và tôi về tội phỉ báng, mặc dầu ai cũng biết kiện về tác quyền thì dễ xử hơn kiện về phỉ báng rất nhiều. Kinh nghiệm tại Toronto cho thấy, Hội Người Việt kiện tạp chí Lửa Việt từ năm 1984, mãi đến năm 1993 mới tạm kết thúc bên ngoài hành lang tòa án!

Tôi không ngại ra tòa chút nào, bởi tôi cũng muốn ra toà một lần để nói hết mọi chi tiết, để nghe hết mọi điều thầm kín, để nhiøn thấy rõ số lượng sách của tôi mà Làng Văn đã thực sự in là bao nhiêu cuốn mỗi tựa, và để nghe chính Nguyễn Hữu Nghĩa khai trước toà ông là con ai? Nhưng tôi thấy chuyện ra toà gây phí phạm tiền bạc! Rất phí phạm tiền bạc! Bỏ vào quỹ từ thiện 100 đô, người ta còn lưỡng lự, tại sao lại ôm cả mấy chục ngàn tặng cho luật sư và toà án? Mà cũng chính vì không muốn phí phạm tiền bạc nên tôi đã không thưa Làng Văn về tội phỉ báng ngay từ tháng 9/97 qua những bài báo trên Làng Văn, Thép Súng, B-40, Bút Việt, Internet, bản tin, truyền đơn v.v... Nhiều người cho rằng tôi nhẫn nhục, bị Làng Văn phỉ báng thế mà tôi vẫn không đi kiện. Nhưng tôi thấy ông Nguyễn Văn Chức còn nhẫn nhục hơn tôi; bởi báo ở Texas, nơi ông Chức cư ngụ, chẳng hạn tờ Ðông Dương Thời Báo đã chửi ông Chức bằng từ ngữ rất nặng như: thằng luật sư hèn và lưu manh NVC, bọn chó... vậy mà ông Chức vẫn không chịu đi kiện! Nay Làng Văn thưa tôi thì tất nhiên tôi phải thưa ngược lại. Có những bài báo ngớ ngẩn bảo tôi nhận cả mấy trăm ngàn hoặc cả triệu dollars của VC để làm video Mẹ! Tôi mà có số tiền đó thì tôi đã thưa Nguyễn Hữu Nghĩa ngay từ hồi Nguyễn Hữu Nghĩa mới đăng những bài báo ngớ ngẩn ấy rồi!

Trở lại câu chuyện đang dở về tác quyền: Luật sư của tôi đang trao đổi thương thảo với luật sư của Làng Văn mà kết quả đầu tiên là Làng Văn công bố 3 điểm (họ đã đăng báo):

* Không giữ tác quyền bất cứ cuốn sách nào của Nguyễn Ngọc Ngạn.

* Không tranh tụng với bất cứ ai khai thác sách Nguyễn Ngọc Ngạn dưới bất cứ hình thức nào.

* Không tái bản bất cứ cuốn sách nào của Nguyễn Ngọc Ngạn.

Xin quí độc giả lưu ý điểm thứ 3: Làng Văn chỉ nói là không tái bản mà thôi! Trong khi một mặt Làng Văn luôn luôn bảo rằng mình "hưởng ứng lời kêu gọi của Cộng Ðồng Người Việt Dallas - Fort Worth", (Cộng Ðồng này kêu gọi "không bán, không mua, không xem băng video và sách có tên của Nguyễn Ngọc Ngạn") thì mặt khác Làng Văn chỉ không tái bản sách của Nguyễn Ngọc Ngạn. Có nghĩa là họ vẫn tiếp tục chứa sách Nguyễn Ngọc Ngạn trong kho và tiếp tục bán, tiếp tục thu tiền!

Dĩ nhiên còn một số chi tiết khác nữa về vụ tác quyền mà tôi chưa tiện công bố ra đây. Chỉ có điều đáng nói là, tôi đang duy triø việc thương thảo này ở mức độ thứ nhất là giữa hai văn phòng luật sư với nhau, thì Làng Văn lại thưa tôi ra tòa vì bài của tôi Ðể Trả Lời Một Câu Hỏi. Nghĩa là, họ đẩy luật sư của tôi phải tiến lên bước thứ hai là truy tố họ ra toà về tội tiếm lạm tác quyền đồng thời kiện ngược lại họ về tội phỉ báng.

Câu chuyện sẽ còn kéo dài. Về tác quyền thì vụ kiện có thể kết thúc nhanh, bởi luật lệ rõ ràng, số lượng minh bạch. Nhưng vụ kiện phỉ báng thì có thể kéo dài cả năm năm, mười năm cũng không chừng. Chúng tôi sẽ tường triønh ở những số báo kế tiếp diễn tiến mới của vụ kiện để bạn đọc theo dõi. l

Nguyễn Ngọc Ngạn
25.4.98
 


(Trở lại trang chính)